Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tự Lực văn đoàn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 11:
|colors = [[Đỏ]], [[trắng]], [[đen]]
}}
'''Tự Lực văn đoàn'''<ref>Mục từ "Tự lực văn đoàn" của GS. Nguyễn Huệ Chi (''Từ điển văn học'', bộ mới, tr. 1900) và bài viết "Thử định vị Tự lực văn đoàn" (của cùng tác giả, bản điện tử [http://boxitvn.blogspot.com/2012/09/ung-ngay-nay-80-nam-truoc-bao-phong-hoa.html]).</ref> ([[chữ Hán]]: 自力文團, [[tiếng Pháp]]: ''Groupe littéraire de ses propres forces'') là tên gọi chung của một trường phái văn học, một phong trào cách tân [[văn học Việt Nam|văn học]] (và trên nhiều lĩnh vực, đồng thời là một phong trào cách tân [[văn hóa]], cải cách xã hội) Việt Nam hiện đại, có khởi đầu là một tổ chức văn bút do Nhất Linh [[Nguyễn Tường Tam]] khởi xướng vào năm 1932,<ref>Theo lời kể của [[Tú Mỡ]], nhà văn Vu Gia dẫn lại trong ''Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hóa văn học'', tr. 25-26.</ref> nhưng đến thứ sáu ngày 2 tháng 3 năm 1934 mới chính thức trình diện (theo tuần báo ''[[Phong Hóa]]'' số 87).<ref>Biên theo GS. [[Nguyễn Huệ Chi]] (''Từ điển văn học'', bộ mới, tr. 1899). Giáo sư cũng cho biết: "Lâu nay nhiều sách báo đã dựa vào tư liệu của [[Phạm Thế Ngũ]] trong ''Việt Nam văn học sử giản ước tân biên'' (tập 3, [[1965]]) và [[Thanh Lãng]] trong ''Bảng lược đồ văn học Việt Nam'' (quyển hạ, tr. 624), ghi ngày tuyên bố thành lập Tự Lực văn đoàn là [[2 tháng 3]] năm [[1933]] (báo Phong Hóa số 87). Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, thì thấy số báo ấy ra ngày [[2 tháng 3]] năm '''[[1934]]'''. Nhận ra sai sót của mình, nên trong cuốn ''Phê bình văn học thế hệ 1932'' (quyển 1, Phong trào văn học, Sài Gòn, 1973; tr. 27-29), chính Thanh Lãng đã điều chỉnh lại (''Thử định vị Tự lực văn đoàn'' [http://boxitvn.blogspot.com/2012/09/ung-ngay-nay-80-nam-truoc-bao-phong-hoa.html]). Xem thêm thông tin trong bài viết "Chia sẻ miễn phí báo Phong Hóa - Ngày Nay" của Lam Điền trên website ''báo Tuổi Trẻ'' ra ngày 26 tháng 9 [http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/512229/Chia-se-mien-phi-bao-Phong-Hoa---Ngay-Nay.html].</ref> So với những nhóm sáng tác thơ văn từng tồn tại trước đó trong lịch sử Việt Nam (chẳng hạn như [[Tao đàn nhị thập bát tú]], [[Tao đàn Chiêu Anh Các]], [[Tùng Vân thi xã]]) hay một vài nhóm sáng tác văn học tư nhân đương thời với Tự Lực văn đoàn thì chỉ có nhóm Tự Lực mới hội tụ gần như đầy đủ tất cả những đặc tính cơ bản của một trường phái văn học hay một văn phái theo định nghĩa nghiêm ngặt của từ này. Đây là thứ khác biệt rõ ràng giữa Tự Lực văn đoàn với một vài nhóm sáng tác văn học Việt Nam ra đời trước họ và được gọi là văn phái như [[Ngô gia văn phái|Ngô gia “văn phái”]] hay [[Hồng Sơn văn phái|Hồng Sơn “văn phái”]]. Bởi vì Tự lực văn đoàn có tính tổ chức cao, năng lực tự túc tài chính tương đối cao, cương lĩnh hoạt động, tuyên ngôn tư tưởng rõ ràng, quy chế thành viên tương đối chặt chẽ. Ngay cả [[Sáng Tạo (nhóm văn nghệ)|nhóm văn nghệ 'Sáng Tạo']] (với những thành viên chủ chốt như [[Trần Thanh Hiệp]], [[Doãn Quốc Sỹ]], [[Nguyễn Sỹ Tế]], [[Mai Thảo]], [[Thanh Tâm Tuyền]], [[Tô Thùy Yên]]) một thời nổi tiếng tại [[Việt Nam Cộng hòa|miền Nam trong giai đoạn cuối thập niên 1950 đầu thập niên 1960]] hay một vài nhóm sáng tác thơ văn tư nhân ra đời sau này cũng chưa có nhóm nào cho tới nay từng vươn tới mức độ ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử văn hóa Việt Nam nói chung như Tư Lực văn đoàn đã tạo nên trong khoảng chưa đầy một thập kỷ hoạt động ngắn ngủi nhưng sôi nổi của họ (1932–1942). Và một thực tế lịch sử nữa là chưa từng có nhóm sáng tác văn học nào ở Việt Nam từ trước tới nay thu hút giới nghiên cứu phê bình một cách toàn diện như Tự Lực văn đoàn. Đối tượng nghiên cứu ở đây không chỉ là sự nghiệp sáng tác của từng thành viên cụ thể mà còn là phong cách, thành tựu của cả văn đoàn nói chung (xem chi tiết ở mục Tài liệu nghiên cứu, phê bình về Tự Lực văn đoàn ở phần cuối bài viết).
 
Một đặc điểm quan trọng không nên bỏ qua khi nghiên cứu về Tự Lực văn đoàn là hầu hết những thành viên trụ cột của nhóm như [[Nhất Linh]] Nguyễn Tường Tam, [[Khái Hưng]] Trần Khánh Giư, [[Hoàng Đạo (nhà văn)|Hoàng Đạo]] Nguyễn Tường Long, [[Thạch Lam]] Nguyễn Tường Lân (nếu không kể thêm [[Trần Tiêu]], em ruột Khái Hưng) đều có gốc gác [[xứ Đông]] (một tiểu vùng văn hóa cổ mà vành đai trung tâm nằm trong hai tỉnh thành Hải Dương và Hải Phòng ngày nay, ngoài ra cũng bao gồm một phần của Hưng Yên và Quảng Ninh). Những thành tựu của Tự Lực văn đoàn vì thế cũng có thể xem là những đóng góp nổi bật của văn học xứ Đông trong lịch sử văn chương Việt Nam. Trước đó, từng có một thời kỳ — thời kỳ [[văn hóa Lê-Mạc]] (1428–1592) — mà xứ Đông đóng vai trò tiên phong dẫn đường đối với việc sáng tạo thơ văn Việt Nam, với những đại diện tiêu biểu như [[Nguyễn Trãi]], [[Nguyễn Dữ]] (cũng đôi khi được gọi là [[Nguyễn Dư]]), [[Nguyễn Bỉnh Khiêm]]. Cần nhớ rằng việc sáng tác thơ văn bằng [[chữ Nôm]] của người Việt đã có những bước đi chập chững đáng ghi nhận ở [[văn hóa Lý-Trần|thời kỳ Lý-Trần]] (1009–1400) nhưng chỉ thực sự tạo ra những bước đột phá vững chắc đầu tiên trong [[văn hóa Lê-Mạc|thời đại Lê-Mạc]] với 2 tập [[thơ Việt Nam|thơ Nôm]] của các tác gia gốc xứ Đông là ''[[Quốc âm thi tập]]'' của Nguyễn Trãi và ''[[Bạch Vân quốc ngữ thi tập]]'' của Nguyễn Bỉnh Khiêm.<ref>Bùi Duy Dương, ''[http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=1698&Catid=766 Thành ngữ gốc Hán trong ba kiệt tác thơ Nôm]''. (Tạp chí Hán Nôm, Số 5 [96], 2009)</ref><ref>Nguyễn Kim Châu, ''[http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=3907:s-phat-trin-ca-ting-vit-vn-hc-th-k-xvi-qua-cai-nhin-i-sanh-gia-qquc-am-thi-tpq-ca-nguyn-trai-vi-qbch-van-quc-ng-thi-tpq-ca-nguyn-bnh-khiem&catid=63:vn-hc-vit-nam&Itemid=106&lang=vi Sự phát triển của tiếng Việt văn học thế kỷ XVI qua cái nhìn đối sánh giữa "Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi với "Bạch Vân quốc ngữ thi" của Nguyễn Bỉnh Khiêm]''. (Tạp chí Khoa học, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, [[Trường Đại học Cần Thơ]], 2012)</ref> Bởi vậy nếu so sánh không quá khập khiễng, với tư cách là các tác gia xứ Đông ưu tú trong lịch sử sáng tác thơ văn của người Việt Nam, vai trò của những thành viên trụ cột của Tự Lực văn đoàn (đặc biệt là Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam) trong việc định hình một nền [[văn xuôi]] (đặc biệt là về [[tiểu thuyết]]) [[tiếng Việt]] sử dụng [[chữ Quốc ngữ]] ở thời kỳ hiện đại là không ít quan trọng hơn mấy so với vai trò của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm trong việc tạo dựng một nền [[thơ Việt Nam|thơ ca tiếng Việt]] [[:Thể loại:Văn học chữ Nôm|sử dụng chữ Nôm]] [[:Thể loại:Văn học trung đại Việt Nam|ở thời kỳ trung đại]].<ref>Nhà nghiên cứu văn hóa [[Vũ Khiêu]] trong bài viết “[http://ios.vass.gov.vn/noidung/tapchi/Documents/Baitapchi/TCXHH1986/So1/So1_1986_VuKhieu3.pdf Kỷ niệm 400 năm ngày mất của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Những vấn đề khoa học trong nghiên cứu Nguyễn Bỉnh Khiêm]” (1985) đã có đánh giá mang tính tổng kết về những đóng góp quan trọng của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng như Nguyễn Trãi trong dòng chảy của lịch sử thơ văn Việt Nam: “...Trước hết, phải thấy rằng suốt bao nhiêu thế kỷ học chữ Hán và làm thơ bằng [[chữ Hán]], các nhà trí thức Việt Nam trước những khó khăn về ngôn từ và thể loại đã lẩn tránh việc cố gắng làm thơ bằng tiếng mẹ đẻ. Trước sự sáng tạo của [[Hàn Thuyên|Nguyễn Thuyên]], sự quan tâm đặc biệt của Nguyễn Trãi, thành quả bước đầu của [[Lê Thánh Tông]] và [[Tao đàn Nhị thập bát Tú|nhóm Tao Đàn]], Nguyễn Bỉnh Khiêm đã suốt cuộc đời dành bao tâm huyết để làm thơ bằng tiếng Việt. Không chỉ nói với đồng bào mình những điều muốn nói. Ông cũng như Nguyễn Trãi đã đem hết nhiệt tình xây dựng nền văn học dân tộc mà lòng yêu nước và óc tự cường đã hằng ngày thôi thúc các ông. Với một di sản lớn lao mà ông để lại, thơ Nôm của ông đã đánh dấu một chặng đường quang vinh trong lịch sử văn học Việt Nam. Thơ văn ông vừa mang những nét mộc mạc và rắn chắc của thơ Nguyễn Trãi, vừa tiếp thu truyền thống trau chuốt và nhuần nhuyễn của thơ Lê Thánh Tông và nhóm Tao Đàn. Thơ của ông chính là sự chuẩn bị cần thiết cho sự phát triển rực rỡ của thơ Nôm thế kỷ XVIII. Có lẽ đầy lòng tự hào về tinh hoa và tiềm năng của dân tộc trong thơ ca dân gian Việt Nam mà ông đã đưa vào tràn ngập trong thơ ông những lời đẹp nhất của ca dao, tục ngữ. Thơ của ông hướng vào cuộc sống hằng ngày của nhân dân mà ông gần gũi và yêu quý. Có lẽ vì thế mà thơ Nôm của ông ít những lời sáo rỗng về phong, hoa, tuyết, nguyệt, mà lại đi vào lòng người với những nét rất thân thương của những đồ đạc, những rau cỏ, những chim muông gặp gỡ hằng ngày... Phải chăng vì gần gũi với đời sống như thế, ông đã thuộc tên từ cụ già đến trẻ em, đi vào niềm vui và nỗi lo của từng người, và từ đó đưa vào thơ một tính nhân dân sâu sắc...”</ref>
Dòng 231:
*Đỗ Đức Hiểu, ''Đọc Bướm trắng của Nhất Linh'', Tạp chí Văn học, số 1-1997, tr.15.
*Đỗ Đức Hiểu, ''Đọc Đôi bạn của Nhất Linh'', Tạp chí Văn học, số 1-1997, tr.15.
*Huỳnh Thị Hoa, ''Vấn đề tiếp nhận văn xuôi Tự Lực Văn Đoàn'', Luận văn Thạc sĩ Văn học, Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, 2006
*Lê Dục Tú, ''Tìm hiểu truyện ngắn Khái Hưng'', Nghiên cứu Văn học, số 3-2005, tr.106.
*Lê Kim Vinh, ''Thạch Lam'', Tạp chí Văn học, số 3-1990, tr.5.