Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đánh giá người Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dripron (thảo luận | đóng góp)
Dripron (thảo luận | đóng góp)
Dòng 128:
Tác giả Đỗ Kiên Trung nêu ba điểm về mặt không tích cực trong tư duy người Việt đó là: tầm nhìn ngắn hạn, tư duy đám đông triệt tiêu tư tưởng cá nhân và sự lên ngôi của kinh nghiệm.<ref>THS. Đỗ Kiên Trung, Những giải pháp nhằm định hình tư duy một phong cách tư duy phản biện, Số 4 (14) - Tháng 5-6/2012, Tạp chí Phát triển & Hội nhập.</ref> Theo tác giả Nguyễn Thị Lan Phương, người Việt có tư duy sản xuất nhỏ: tự phát, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nghiêng về tình, yếu về lý, tư duy kinh tế mang tính thiển cận, thực dụng; tư duy tiểu nông vốn chỉ phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp nhỏ.<ref>[http://aut.vjol.info/index.php/phil/article/viewFile/6516/6175 Tư duy sản xuất nhỏ của người Việt Nam: một số đặc điểm và ảnh hưởng của chúng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay], Nguyễn Thị Lan Phương, Tạp chí Triết học, số 2(225), tháng 2/2010, trang 72-77</ref> Phó giáo sư [[Trần Đình Thiên]], cho rằng Việt Nam chậm tiến là vì cấu trúc phát triển lạc hậu nhưng khó thay đổi dựa trên con trâu, cái cày và con người hơn nữa phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh cho nên luôn cảnh giác với những sự đổi mới bên ngoài.<ref name="dinhthien">[https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/han-quoc-da-thanh-cong-ta-van-loay-hoay-136460.html Hàn Quốc đã thành công, ta vẫn loay hoay], 7 tháng 2 năm 2015, [[VietNamNet]]</ref> Theo ông người Việt cũng chưa có văn hóa tự chịu trách nhiệm mà thường "''có thói quen qui lỗi ngắn hạn, qui cho ông nọ, ông kia, hay cho giai đoạn nọ, giai đoạn kia''".<ref name="dinhthien"/> Theo [http://ussh.vnu.edu.vn/profile/nguyen-hoi-loan Nguyễn Hồi Loan], tính tôn ti trật tự dòng tộc đã dẫn tới mặt trái: tính gia trưởng, trọng nam khinh nữ, đặc biệt là tâm lý địa phương, cục bộ. Nông dân Việt Nam có thói quen dựa dẫm, ỷ lại tập thể, vào số đông. Người Việt cũng có tâm lý cào bằng, đố kỵ, không muốn ai hơn mình.<ref name="hoiloan">{{Chú thích web | url = http://chungta.com/tulieu/con-nguoi-1/dac_diem_tam_ly_nong_dan_vn_hoi_nhap_kinh_te/default.aspx | tiêu đề = ChúngTa.com | tác giả 1 = | ngày = | ngày truy cập = 7 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = ChúngTa.com | ngôn ngữ = }}</ref> Tâm lý sĩ diện trong đời sống người nông dân dẫn tới tính khoa trương, trọng hình thức. Người nông dân sẵn sàng chạy theo các thủ tục nặng nề, nghi lễ tốn kém trong cưới xin, ma chay, hội lễ... gây đói nghèo cho nhiều người dân. Ngày nay văn hóa làng xã không chỉ ở nông thôn mà còn ảnh hưởng tới đời sống đô thị, khiến đời sống đô thị Việt Nam phảng phất những nét phong cách của nông thôn.<ref name="hoiloan"/>
 
Viện trưởng [[Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam]] Bùi Hoài Sơn nhận định lối tư duy và sản xuất tiểu nông của người Việt mang tính tùy tiện, manh mún, không biết lo xa, hạch toán; thiếu khả năng liên kết, thiếu đầu óc tính toán, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm; thiển cận, thực dụng, kỷ luật kém, cục bộ, phường hội, địa phương chủ nghĩa; do trông chờ, ỷ lại vào thiên nhiên ưu đãi nên dễ sinh ra lười biếng. Người Việt học hành thường không đến nơi đến chốn, học vì bằng cấp chứ không phải vì tri thức, mang tính giáo điều, sao chép và thuộc lòng các lý thuyết có sẵn nên không có tư duy phản biện, thiếu tự tin và không dám vượt bỏ quá khứ. Người Việt háo danh và thích mua danh. Người Việt thường níu kéo nhau, không muốn cho người khác hơn mình, hay ghen ghét, đố kỵ khi thấy người khác hơn mình nên không bao giờ tạo ra được một sự hiệp thông thống nhất. Tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái của người Việt chỉ xuất hiện trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì rất ít xuất hiện. Người Việt yêu hòa bình, nhẫn nhịn song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục; thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh.<ref>[https://thanhnien.vn/thoi-su/nguoi-viet-thong-minh-nhung-chi-co-tinh-chat-doi-pho-1061373.html ‘Người Việt thông minh nhưng chỉ có tính chất đối phó'], Báo Thanh niên, 16/03/2019</ref>
 
Có quan điểm cho rằng người Việt thường vận dụng trí tuệ của mình vào trong những hành vi ứng xử tạo nên những tiểu xảo trong cuộc sống, trong giao tiếp để giành lợi thế cho mình tạo nên thói hay ganh ghét, đố kỵ khiến "một anh làm thì tốt, ba anh cùng làm thì hỏng việc". Người Việt rất ít khi dùng trí tuệ dành cho việc đi sâu khám phá bản chất vấn đề nên có rất ít lý thuyết chuyên sâu, ít có sáng tạo phát minh cho nhân loại, ít có nhà tư tưởng. Nền khoa học của người Việt cũng chỉ toàn là thứ sao chép, lắp ráp, bắt chước người khác. Suy nghĩ của người Việt đối với cộng đồng thường không hướng vào lợi ích chung mà để mưu lợi cá nhân và mang tính trước mắt. "Tính cộng đồng" của người Việt thực chất là hạn chế sự khác biệt, tự đồng hóa mình với đám đông để hạn chế sự phê phán, đánh giá của xã hội đối với bản thân. Người ta luôn tìm cách ứng xử để tạo vỏ bọc hình ảnh đẹp đẽ, giải tỏa thói sĩ diện huênh hoang cho chính mình. Chính vì thế người Việt nhút nhát, tự ti khi cảm thấy mình yếu kém hơn xung quanh hoặc chưa chứng minh được mình hơn người. Do đó trí tuệ của người Việt trở thành nô lệ của sự đánh giá để mưu cầu lợi ích cá nhân và rất hạn hẹp trong việc vì lợi ích chung. Người Việt luôn tâm niệm cái thiết thực nhất, trực tiếp nhất là lợi ích trước mắt, những điều lớn lao, cao cả đối với cộng đồng là việc của người khác.<ref>[http://www.vusta.vn/vi/news/Trao-doi-Thao-luan/Nguoi-Viet-co-thong-minh-khong-35275.html Người Việt có thông minh không?], Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, 27/09/2010</ref>