Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đánh giá người Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dripron (thảo luận | đóng góp)
Dripron (thảo luận | đóng góp)
Dòng 130:
Viện trưởng [[Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam]] Bùi Hoài Sơn nhận định lối tư duy và sản xuất tiểu nông của người Việt mang tính tùy tiện, manh mún, không biết lo xa, hạch toán; thiếu khả năng liên kết, thiếu đầu óc tính toán, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm; thiển cận, thực dụng, kỷ luật kém, cục bộ, phường hội, địa phương chủ nghĩa; do trông chờ, ỷ lại vào thiên nhiên ưu đãi nên dễ sinh ra lười biếng. Người Việt học hành thường không đến nơi đến chốn, học vì bằng cấp chứ không phải vì tri thức, giáo điều, sao chép và thuộc lòng các lý thuyết có sẵn nên không có tư duy phản biện, thiếu tự tin và không dám vượt bỏ quá khứ. Người Việt háo danh và thích mua danh. Người Việt thường níu kéo nhau, không muốn cho người khác hơn mình, hay ghen ghét, đố kỵ khi thấy người khác hơn mình nên không bao giờ tạo ra được một sự hiệp thông thống nhất. Tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái của người Việt chỉ xuất hiện trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì rất ít xuất hiện. Người Việt yêu hòa bình, nhẫn nhịn song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục; thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh.<ref>[https://thanhnien.vn/thoi-su/nguoi-viet-thong-minh-nhung-chi-co-tinh-chat-doi-pho-1061373.html ‘Người Việt thông minh nhưng chỉ có tính chất đối phó'], Báo Thanh niên, 16/03/2019</ref>
 
Có quan điểm cho rằng người Việt thường vận dụng trí tuệ của mình vào trong những hành vi ứng xử tạo nên những tiểu xảo trong cuộc sống, trong giao tiếp để giành lợi thế cho mình tạo nên thói hay ganh ghét, đố kỵ khiến "một anh làm thì tốt, ba anh cùng làm thì hỏng việc". Người Việt rất ít khi dùng trí tuệ dành cho việc đi sâu khám phá bản chất vấn đề nên có rất ít lý thuyết chuyên sâu, ít có sáng tạo phát minh cho nhân loại, ít có nhà tư tưởng. Nền khoa học của người Việt cũng chỉ toàn là thứ sao chép, lắp ráp, bắt chước người khác. Suy nghĩ của người Việt đối với cộng đồng thường không hướng vào lợi ích chung mà để mưu lợi cá nhân và mang tính trướcngắn mắthạn. "Tính cộng đồng" của người Việt thực chất là hạn chế sự khác biệt, tự đồng hóa mình với đám đông để hạn chế sự phê phán, đánh giá của xã hội đối với bản thân. Người ta luôn tìm cách ứng xử để tạo vỏ bọc hình ảnh đẹp đẽ, giải tỏa thói sĩ diện huênh hoang cho chính mình. Chính vì thế người Việt nhút nhát, tự ti khi cảm thấy mình yếu kém hơn xung quanh hoặc chưa chứng minh được mình hơn người. Do đó trí tuệ của người Việt trở thành nô lệ của sự đánh giá để mưu cầu lợi ích cá nhân và rất hạn hẹp trong việc vì lợi ích chung. Người Việt luôn tâm niệm cái thiết thực nhất, trực tiếp nhất là lợi ích trước mắt, những điều lớn lao, cao cả đối với cộng đồng là việc của người khác.<ref>[http://www.vusta.vn/vi/news/Trao-doi-Thao-luan/Nguoi-Viet-co-thong-minh-khong-35275.html Người Việt có thông minh không?], Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, 27/09/2010</ref>
 
====Từ bên ngoài====