Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Hữu Hạnh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 33:
Tuy nhiên, cách đối xử của Tổng thống Diệm đối với Dương Văn Minh cũng ảnh hưởng nhiều đến đường công danh của ông. Năm 1960, ông được cử giữ chức vụ Tham mưu trưởng Quân khu Thủ đô (sau đổi thành [[Biệt khu Thủ đô]]). Đầu năm 1963, ông được thăng cấp [[Đại tá]] và chuyển đi miền Tây Nam phần giữ chức vụ Tham mưu trưởng Quân đoàn IV do Thiếu tướng [[Huỳnh Văn Cao]] làm Tư lệnh.
 
===Tình báo viên của quân Giải phóng miền Nam===
===Quan hệ với phía bên kia===
Tháng 10 năm 1963, khi đang là Đại tá Tham mưu trưởng Quân đoàn IV, dưới quyền tướng Huỳnh Văn Cao, cha ông là Nguyễn Hữu Điệt qua đời. Do ý nguyện của cha muốn được [[chôn cất]] tại quê nhà, nơi đang thuộc quyền kiểm soát của [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam]] tỉnh Mỹ Tho, ông đã thỏa thuận ngưng bắn 3 ngày để làm lễ tang và [[chôn cất]] cho cha. Điều này khiến cho Ban binh vận của [[Trung ương Cục miền Nam]] chú ý và nảy ý đồ vận động ông làm cơ sở. Nhiệm vụ tiếp cận, vận động, bồi dưỡng ông được giao cho ông Nguyễn Tấn Thành, bác họ của ông. Trước đó, có 2 lần ông Thành bị phía quân lực Việt Nam Cộng hòa bắt giữ, nhưng đều được ông can thiệp và trả tự do.<ref name=":0">{{Chú thích web|url=http://cand.com.vn/thoi-su/Nguyen-Huu-Hanh-Nguoi-pho-bien-lenh-buong-sung-cua-Tong-thong-duong-Van-Minh-390703/|tiêu đề=Nguyễn Hữu Hạnh – Người phổ biến lệnh buông súng của Tổng thống Dương Văn Minh}}</ref> Ông được gán mật danh là S7 hoặc Sao Mai, nhưng hầu như không được giao nhiệm vụ gì có thể ảnh hưởng đến vị trí của ông. Ông và ông Thành giữ liên lạc với nhau đến tận cuối năm 1974.