Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đường Trường Sơn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 125:
Chiến trận nổ ra tại Nam Lào không giống với bất cứ trận chiến nào trước đó trong Chiến tranh Việt Nam, lần đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam có sự hiệp đồng binh chủng: bộ binh tấn công với sự hỗ trợ của [[xe tăng]] và [[pháo]] hạng nặng đè bẹp các vị trí của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại các cánh và đội hình chính. Hỏa lực phòng không phối hợp đã làm cho sự hỗ trợ và vận tải bằng không quân trở nên khó khăn và thiệt hại lớn, 168 trực thăng bị bắn rơi và 618 chiếc khác bị bắn hỏng.<ref>Nolan, tr. 358.</ref> Tuy đổ được quân vào một vài điểm cao phía Đông [[Seponh|Sê Pôn]] và đưa được quân trinh sát vào trong thị trấn, nhưng đó là một chiến tích không mấy giá trị, vì Quân lực Việt Nam Cộng hòa sau đó đã phải nhanh chóng rút lui. Quân đội Nhân dân Việt Nam khép chặt gọng kìm và chặn đánh trên suốt quá trình rút lui. Tuy được hỗ trợ bởi hỏa lực mạnh của Mỹ, nhưng Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn chịu thiệt hại nặng nề.
 
Đến ngày 25 tháng 3, chiến sự kết thúc, các đơn vị cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa vượt biênchạy giớitrở về với đối phương đuổi sát phía sau. Chiến dịch này được coi là một thất bại đẫm máu của liên quân Mỹ-Việt Nam Cộng hòa, cả với vai trò thử nghiệm của [[Việt Nam hóa chiến tranh]] (bên tấn công chịu thương vong hơn một nửa quân số) và với vai trò phá hệ thống hậu cần của Quân đội Nhân dân Việt Nam (trong gần hai tháng diễn ra chiến dịch và tham gia chiến dịch, chẳng những xe vận tải không bị tắc, mà khối lượng hàng chuyển giao các chiến trường tăng gấp hai lần, thời gian đưa hàng đến đích cũng nhanh hơn, chỉ bằng nửa thời gian trước đó<ref>Đồng Sĩ Nguyên, ''Đường xuyên Trường Sơn''.</ref>).
 
=== Đường tới chiến thắng (1973–1975) ===