Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lockheed AC-130”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 83:
== Lịch sử chiến đấu ==
===Việt Nam===
Trong [[Chiến tranh Việt Nam]], Quân đội Mỹ đã sử dụng máy bay cường kích tầm xa AC-130 để săn đuổi và bắn hạ các xe vận tải [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] (VPA) trên [[đường mòn Hồ Chí Minh]]. Tất cả các máy bay AC- 130 được sử dụng ở Việt Nam nằm trong biên chế của không đoàn đặc nhiệm số 16, đóng quân ở [[Căn cứ không quân Ubon]], miền tây [[Thái Lan]]. Vào năm 1969 – 1970, trên đường Trường Sơn chỉ có hai máy bay tham chiến, sau đó số lượng máy bay càng ngày càng tăng lên.
 
AC-130 nặng gần 80 tấn nên khidù có bị trúng đạn pháo phòng không cỡ nhỏ thườngthì cũng không rơi tại chỗ hoặc chỉ bị hư hỏnghại. Từ năm 1970, AC-130 luôn bay cao hơn 3.000 mét nên các loại pháo phòng không cỡ 23mm, 37mm, 57mm mà Việt Nam thường dùng cũng khó mà tiêu diệt được (vì không bắn tới. hoặcPháo phòng không cỡ 57mm thì có thể bắn tới AC-130, nhưng thời đó loại pháo này không có khí tài nhìn đêm), nên việc bắn trúng AC-130 là rất khó.
 
Các phi vụ tác chiến trên đường mòn Hồ Chí Minh được tiến hành vào mùa khô, khi các đoàn vận tải quân sự Việt Nam tăng cường các chuyến hàng tiếp viện. Mùa mưa bắt đầu vào tháng 5 và trong vòng 6 tháng, các tuyến đường tiếp vận từ Lào vào Việt Nam bị bắt buộc phải dừng do trời mưa liên tiếp và các con đường không thể cơ động được. Dựa trên những kinh nghiệm thu được từ năm 1969 đến 1970. Không quân Hoa Kỳ đưa ra những xác định khả năng tiêu diệt mục tiêu:
Dòng 103:
Ngày 4 tháng 3 năm 1972, chiếc gunship 509 bị trúng đạn pháo phòng không 57mm, bị hư hại nhưng không rơi.
 
Sự trả giá đến vào ngày 29 tháng 3 năm 1972, 1 chiếc АС-130 mật danh ''Prometheus'' bị bắn hạ bởi một quả đạn tên lửa SA-2, 14 thành viên phi hành đoàn đều thiệt mạng. Hai ngày sau, một chiếc AC-130 lại bị quật ngã bởi pháo phòng không 57mm và rơi xuống rừng Trường Sơn, 15 thành viên phi hành đoàn nhảy dù và được giải cứu sau đó. Không quân Mỹ bị mất liên tiếp hai chiếc máy bay đắt đỏ và 14 phi công chỉ trong 2 ngày.
 
Ngày 12/05/1972, tại An Lộc, lần đầu tiên bộ đội Việt Nam sử dụng tên lửa vác vai [[Strela 2]] bắn bị thương chiếc AC-130E số hiệu 69-6573, biệt danh Heavy Metal. Ngày 18/6/1972, bộ đội Việt Nam sử dụng tên lửa vác vai [[Strela 2]] bắn rơi một chiếc AC-130, giết chết toàn bộ 12 phi công trên máy bay. Tên lửa vác vai [[Strela 2]] là một mối nguy hiểm rất lớn đối với AC-130 vì nó rất gọn nhẹ, bộ binh có thể mang vác và phục kích tại bất cứ đâu, khiến máy bay Mỹ không thể phát hiện được. Khi tên lửa đã được phóng đi thì AC-130 rất khó có thể bay thoát vì vận tốc chậm, vì vậy nó phải dựa vào mồi bẫy pháo sáng để đánh lừa tên lửa Strela 2, nhưng nếu mồi bẫy không có tác dụng thì việc trúng đạn là điều chắc chắn.