Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giả Nguyên Xuân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 162:
– ''Tiên duyên:'' may mắn thay, có thể truy tìm nguồn gốc chính xác cảnh này từ câu chuyện của chàng Lư Sinh. Câu chuyện trên đầu tiên xuất hiện trong ''“Chẩm trung ký”'' là cuốn tiểu thuyết truyền kỳ đời Đường nói về quá trình vinh hoa suy tàn của đời người, mang đậm tư tưởng hư vô của Đạo gia và vô thường của Đạo Phật. Truyền rằng vào đời Đường Thái Tông, có một đạo sĩ tên là Lữ Ông chu du tới Hàn Đan và ở trong một nhà khách nọ. Trong thời gian đó có một người trẻ tuổi tên là Lư Sinh cũng thường tới nhà khách đó để giết thời gian. Sau khi gặp Lữ Ông, Lư Sinh kể chuyện mình sinh ra không gặp thời như thế nào cho Lữ Ông nghe. Một lúc sau, Lư Sinh ngủ gật. Lữ Ông với tay lấy từ sau lưng ra một chiếc gối ruột rỗng bằng gốm đưa cho Lư Sinh mượn. Lư Sinh đón chiếc gối và ngủ ngay lập tức. Trong giấc mơ anh ta thấy mình đi tới một ngôi nhà lộng lẫy, người chủ ngôi nhà đó nhìn thấy Lư Sinh quần áo chỉnh tề liền mời anh ta vào trong và tiếp đãi rất ân cần, cho tiền, đồng thời lại gả con gái cho Lư Sinh. Lư Sinh được ghi tên trên bảng vàng và làm đến chức tể tướng. Nhưng sau đó Lư Sinh gặp phải chuyện phiền phức và bị giáng xuống làm tri huyện. Ba năm sau anh ta lại được triệu về kinh, và không lâu sau được phục chức tể tướng. Đúng vào lúc anh ta đang ở đỉnh cao của danh vọng, mọi chuyện đều như ý thì bị người khác vu cho tội mưu phản và bị bắt. Trước khi vào ngục, Lư Sinh nói với vợ: “nhớ lại khi xưa lúc ta còn mặc áo vải đi lang thang trên phố Hàn Đan, tuy nghèo khổ nhưng lại tự do, và ăn thấy ngon miệng, ngủ cũng ngon giấc. Nhưng nay thì chẳng còn gì nữa”. Sau đó Lư Sinh tuy được miễn tội chết , nhưng vẫn bị lưu đày tới vùng biên cương. Mấy năm sau được chứng minh là vô tội, Lư Sinh lại được mời về kinh làm tướng , còn năm đứa con trai đều làm lên chức quan to. Khi về già Lư Sinh muốn cáo lão về quê song Hoàng thượng không cho, Lư Sinh buồn rầu mà chết. Trải qua từng đấy thăng trầm thì Lư Sinh tỉnh giấc, mở mắt ra vẫn thấy Lữ Ông ngồi bên cạnh, nồi kê cũng vừa chín tới, tất cả vẫn như cũ.
 
“Ôi ! Thì ra là một giấc mộng!” – Lư Sinh thốt lên.
 
“Đời người vốn dĩ là một giấc mộng mà” Lữ Ông nói.
Dòng 168:
Kể từ đó người ta có cụm từ “giấc mộng hoàng lương,” hay giấc mộng kê vàng để chỉ sự phù du của kiếp người.
 
– ''Ly hồn'': Con gái Trương Dật nhà Đường, có sắc đẹp. Lúc đó Trương Dật hẹn gả cho cháu ngoại là Vương Trụ, vì thế hai người vẫn quyến luyến nhau. Đến lúc lớn, Trương Dật đem gả cho người khác. Thiến Nương và Vương Trụ uất ức lắm. Sau Vương Trụ đi thuyền vào kinh, nửa đêm Thiến Nương chợt nhảy qua thuyền rồi rủ nhau trốn vào đất Thục, ở đấy năm năm đẻ được hai con. Khi về thăm nhà, Trương Dật trông thấy sợ lắm, vì con gái mình bị ốm đã mấy năm nay ở trong buồng. Khi Vương Trụ và Thiến Nương đến nhà, người con gái ấy đương nắmnằm ở trong buồng chạy ra đón, thì hợp ngay với Thiến Nương thành một; sau người ta thường dùng chữ “Thiến Nương ly hồn” để tả người con gái vì tình mà chết.
 
Bốn câu chuyện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tìm hiểu về Nguyên Xuân nói riêng và ''Hồng Lâu Mộng'' nói chung. Theo Chi Nghiễn Trai, ''Hào yến'' ám chỉ nhà họ Giả giàu có xa hoa rồi sẽ có lúc nhà tan cửa nát, trở nên nghèo khó. ''Khất sảo'' là ẩn dụ về mối duyên của Nguyên Xuân (Dương Quý phi) và hoàng thượng (Đường Minh Hoàng) tuy đẹp đẽ đấy mà cũng mong manh dễ vỡ. ''Tiên duyên'' báo trước cuộc gặp mặt giữa Giả Bảo Ngọc và Chân Bảo Ngọc. ''Ly hồn'' ứng với cái chết vì tình của Đại Ngọc. Nhưng theo tôi, cả bốn câu chuyện còn có những ý nghĩa nhất định liên quan đến cuộc đời của Nguyên Xuân. Cũng giống như Bảo Ngọc và Đại Ngọc, Nguyên Xuân xuất thân là tiên (''Tiên duyên'') được Không Không đạo sĩ và Diểu Diểu chân nhân mang xuống trần. Khi về thăm nhà, trước cảnh tượng hào hoa mỹ lệ mà mọi người bày ra, nàng đã có một giây phút “flashback” về kiếp trước của mình: