Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giả Bảo Ngọc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 2402:800:6205:4685:85A8:8C7E:4520:531 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 2402:800:6205:4685:65E4:4443:C318:EEE7
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 1:
[[File:Jia Baoyu Hongloumeng Tuyong.jpg|250px|nhỏ|chân dung Giả Bảo Ngọc]]
'''Giả Bảo Ngọc''' ([[chữ Hán]]: 賈寶玉, [[bính âm Hán ngữ|bính âm]]: Jia Baoyu) có nghĩa là '''viên ngọc quý gia bảo''' là nhân vật hư cấu, một trong bộ ba nhân vật chính trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng, của nhà văn [[Tào Tuyết Cần]]. Chuyện tình đẹp đẽ mà đau buồn của Giả Bảo Ngọc và [[Lâm Đại Ngọc]] được người đời sau ví như phiên bản phương Đông của tác phẩm Romeo & Juliet kinh điển.
 
==Cuộc đời==
Dòng 11:
Hòn đá giáng trần thành Giả Bảo Ngọc, là một công tử quyền quý trong nhà họ Giả và có những mối tình ngang trái với những cô gái trong gia đình này. Giả Bảo Ngọc khi sinh ra đã ngậm một viên "''Thông linh Bảo Ngọc''", là niềm hi vọng của gia đình họ Giả nhưng anh ta là kẻ lười biếng, ghét thi thư. Tần Khả Khanh, nàng dâu lẳng lơ của nhà họ Giả, có tên tục là Kiêm Mỹ - ôm trọn hai vẻ đẹp. Khi lạc vào giấc mộng tình trong buồng ngủ của Khả Khanh, Bảo Ngọc đã gặp và ân ái với một nàng tiên mang tên Kiêm Mỹ - người kết hợp vẻ đẹp của cả Bảo Thoa và Đại Ngọc. Chữ "tần" và chữ "tình" cũng hài âm với nhau, vì vậy Tần Khả Khanh chính là kẻ dẫn dắt Bảo Ngọc vào cõi tình - nơi chứa đựng tình cảm luyến ái của Bảo Ngọc với nữ nhi. Trong cõi tình, Bảo Ngọc đã lần lượt gặp các nàng Si Mộng tiên cô, Chung Tình đại sĩ, Dẫn Sầu kim nữ, Độ Hận bồ đề. Bốn nàng tiên này chính là đại diện cho bốn giai đoạn của tình: đầu tiên là si mê, sau đó là chung tình, tiếp đến là sầu bi, cuối cùng là thù hận. Giả Bảo Ngọc là cậu ấm duy nhất được lui tới và tìm được người tâm đầu ý hợp là [[Lâm Đại Ngọc]]. Nhưng mọi người trong gia đình không muốn cuộc [[hôn nhân]] này diễn ra.
 
Trước đây, nhìn thấy chị Bảo “''da mặt nõn nà, khóe mắt long lanh, không đánh sáp mà làn môi vẫn đỏ, không kẻ mày mà nét ngài vẫn xanh, so với Đại Ngọc lại có vẻ phong lưu thùy mị riêng”'', Bảo Ngọc bất giác đứng ngẩn người ra, đầu óc nghĩ tưởng lung tung… Sau này, thuận theo [[Tiết Bảo Thoa|Bảo Thoa]] không ngừng khuyên giải, Bảo Ngọc và Bảo Thoa trái lại dần dần trở nên xa cách.
Lâm Đại Ngọc cho rằng Bảo Ngọc không cần thi cử, làm quan và lánh xa công danh phú quý nhưng [[Tiết Bảo Thoa|Bảo Thoa]], chị họ, và cũng là một người yêu khác của Bảo Ngọc lại luôn khuyến khích Bảo Ngọc học hành đỗ đạt để lọt vào tầm ngắm của các bậc huynh trưởng trong dòng họ. Lúc ban đầu, Bảo Ngọc còn phân vân trước [[tình yêu]] của Bảo Thoa và Đại Ngọc song dần dần, nhận thấy Bảo Thoa chỉ mong ngóng cái danh cái lợi, nên Bảo Ngọc đã hết lòng yêu Đại Ngọc, mong muốn lấy nàng làm vợ. [[Gia đình]] họ Giả coi đó là một tai họa và kiên quyết phản đối đôi uyên ương này. Không lâu sau đó, Giả mẫu quyết định cho Bảo Ngọc kết hôn cùng Bảo Thoa. Trong thời gian chuẩn bị lễ cưới, Giả mẫu ra lệnh cho tất cả mọi người giữ bí mật với Đại Ngọc và Bảo Ngọc, hy vọng rằng khi sóng gió qua đi, đôi tình nhân sẽ đành chấp nhận vận mệnh. Thế nhưng vào giờ phút sinh tử khi đám cưới sắp diễn ra, chính Con Ngốc lại vô tình cho Đại Ngọc biết tin động trời này. Vốn tưởng mình sẽ được kết hôn cùng Bảo Ngọc, Đại Ngọc đã bị cú sốc làm ngã quỵ.
 
Cô gái vào cung tham gia tuyển chọn tú nữ không thành này, muốn tìm được địa vị cho bản thân trong thứ tự hoàng thất mới an tâm thỏa mãn. Không làm được phi tần, thì gả cho một người đàn ông có thể gây dựng sự nghiệp vậy. Bảo Ngọc đương nhiên không phải là đối tượng của nàng. Bất đồng về lý tưởng, giá trị quan hoàn toàn khác nhau. Ngoài việc phạm vi lựa chọn đối tượng có hạn, còn bởi lợi ích của việc liên hôn gia tộc trói buộc. Ngoài lương duyên vàng ngọc vận mệnh sắp đặt ra, Bảo Thoa đối với Bảo Ngọc còn có phần nào lòng tin “ngọc mài sẽ thành vật báu”.
Quá đau buồn vì tình yêu không thành, cộng thêm thể trạng ốm yếu lâu năm, nàng Lâm Đại Ngọc đã lâm bệnh qua đời. Về phần Giả Bảo Ngọc, chàng sau đó cũng chán đời đi tu, khép mình nơi cửa Phật để đời đời nhớ đến người thương.
 
Thơ Đại Ngọc viết rằng: “''Sổ khứ cánh vô quân ngạo thế, khán lai duy hữu ngã tri âm''!”, tạm hiểu là: “''Đời được mấy người xa thói tục, đây là một bạn biết lòng chăng''“. Về phương diện thần giao cách cảm này, Bảo Ngọc – Đại Ngọc thật đúng là một cặp trời sinh, cùng chung nhịp đập, ý hợp tâm đầu, ghi lòng tạc dạ.
Chuyện tình đẹp đẽ mà đau buồn này được người đời sau ví như phiên bản phương Đông của tác phẩm Romeo & Juliet kinh điển.
 
Tiên duyên giữa cây thiêng và hòn đá thiêng từ đời trước khiến họ có kết cấu tâm linh hoàn toàn khác biệt với người đời. Bảo Ngọc từ kẻ đa tình bác ái đến tri âm chỉ riêng một người, “nước sông ba nghìn, chỉ cần một gáo”, tình yêu đối với em Lâm hơn hẳn tình cảm dành cho tất cả các chị em khác. Chí đồng đạo hợp, ý hợp tâm đầu, vui buồn có nhau.
 
Lâm Đại Ngọc cho rằng Bảo Ngọc không cần thi cử, làm quan và lánh xa công danh phú quý nhưng [[Tiết Bảo Thoa|Bảo Thoa]], chị họ, và cũng là một người yêu khác của Bảo Ngọc lại luôn khuyến khích Bảo Ngọc học hành đỗ đạt để lọt vào tầm ngắm của các bậc huynh trưởng trong dòng họ. Lúc ban đầu, Bảo Ngọc còn phân vân trước [[tình yêu]] của Bảo Thoa và Đại Ngọc song dần dần, nhận thấy Bảo Thoa chỉ mong ngóng cái danh cái lợi, nên Bảo Ngọc đã hết lòng yêu Đại Ngọc, mong muốn lấy nàng làm vợ. [[Gia đình]] họ Giả coi đó là một tai họa và kiên quyết phản đối đôi uyên ương này. Không lâu sau đó, Giả mẫu quyết định cho Bảo Ngọc kết hôn cùng Bảo Thoa. Trong thời gian chuẩn bị lễ cưới, Giả mẫu ra lệnh cho tất cả mọi người giữ bí mật với Đại Ngọc và Bảo Ngọc, hy vọng rằng khi sóng gió qua đi, đôi tình nhân sẽ đành chấp nhận vận mệnh. Thế nhưng vào giờ phút sinh tử khi đám cưới sắp diễn ra, chính Con Ngốc lại vô tình cho Đại Ngọc biết tin động trời này. Vốn tưởng mình sẽ được kết hôn cùng Bảo Ngọc, Đại Ngọc đã bị cú sốc làm ngã quỵ. Quá đau buồn vì tình yêu không thành, cộng thêm thể trạng ốm yếu lâu năm, nàng Lâm Đại Ngọc đã lâm bệnh qua đời.
 
Đêm động phòng hoa chúc, với vẻ đẹp sắc sảo tuyệt vời của Bảo Thoa, nếu đổi lại là đàn ông khác, hẳn sẽ thuận nước đẩy thuyền, đắm chìm trong mỹ sắc ái tình, gặp sao hay vậy. Còn Bảo Ngọc thì: “''Vẫn còn thấy đó: người cao sĩ trong núi, tuyết sáng láng trong suốt. Nhưng vẫn chẳng quên: nàng tiên đẹp đẽ ở ngoài cõi thế, cánh rừng tịch mịch''“. Dù là với người vợ nâng án ngang mày như Bảo Thoa, rốt cuộc cũng khó khiến chàng vơi đi phần nào tình cảm dành cho Đại Ngọc.
 
Bảo Thoa vững vàng thận trọng, tài hoa cao vời, chỉ là không có căn cơ xuất thế. Nàng có bản tính hoàn mỹ trước sau như một trong cách làm người, với Bảo Ngọc vô hình trung tạo nên một loại áp lực vô hình. Từ cách ứng xử ung dung bình thản đến từng bước dụng tâm thận trọng, cộng thêm kỹ năng xử thế linh hoạt, khuyên nhủ từ đầu đến cuối, thúc giục mà đặt người ta vào đúng vị trí, bước trên con đường công danh.
 
Tình yêu không thể giả tạo, giúp nhau thăng hoa đó mới là cao đẹp nhất. Đại Ngọc có những khuyết điểm nhỏ trong việc làm người, nhưng lại linh động hoạt bát, là tiên nữ dẫn dắt Bảo Ngọc thăng hoa về cảnh giới tinh thần. Tình yêu trong ngần thuần khiết, cùng với sự thông minh tài trí của Đại Ngọc đã vượt trên hết thảy mọi lợi ích thế gian, vượt trên thứ tình cảm nhục thể, vượt trên cả sinh tử, là ý thơ đẹp đẽ lãng mạn nhất trong “Hồng Lâu Mộng”. Giáng Châu tiên tử hạ phàm, không chỉ là hoàn trả nước mắt, mà còn là dùng cái giá của sinh mệnh để kêu gọi Thần Anh quay trở về quê nhà nơi Thiên giới.
 
Bảo Ngọc từ chối bị mê mờ trong cái thế giới hiện thực này. Vô luận là Đại Ngọc hay Bảo Thoa, chàng đều đã phụ họ! Nỗi niềm day dứt không thể loại bỏ và cảm giác mang tội đè nén trong tâm chàng, từ chấp trước vào việc khám phá sắc tướng hữu hình bên ngoài, từ giác ngộ diệu lý chân không trong cái tình si chần chừ mãi không buông. Giờ phút này đây chàng nguyện không bị vũng bùn ô nhiễm nơi thế tục dẫn dắt lôi kéo mà tạo thêm nợ nghiệp nữa.
 
Trước lúc ra đi, chàng đã cho mọi người trong nhà một biểu hiện giả dối, thật ra đó là sự bù đắp cho những thiếu sót và bàn giao trước khi đi. Thi đỗ “hương khôi” báo đáp cha mẹ, cho vợ hiền một đứa con trai, người ngoài nhìn vào thì thấy rất mỹ mãn rồi. Nhưng Bảo Ngọc biết rằng “tốt chính là xong, xong chính là tốt”. Thức dậy sau một giấc mộng đẹp, cuối cùng cần phải quay về. Bảo Thoa là cái khóa cuối cùng của Bảo Ngọc nơi trần thế, lúc này đã không trói buộc được trái tim bay nhảy của chàng thêm nữa. Bảo Ngọc dừng cương ngay trước vực thẳm, kết thúc tục duyên, một tăng một đạo dẫn theo chàng ung dung mà đi. Năm đó, Bảo Ngọc 19 tuổi.
 
Thương cho Tiết Bảo Thoa lỡ làng cả một đời! Thật sự rất cần một người đàn ông chân thành có thể che chở, làm tan chảy mỹ nhân lạnh lùng này, đánh thức phần thiếu nữ hoạt bát ẩn sâu dưới vẻ ngoài đoan trang của nàng, nói cho nàng biết rằng: “''Trước mặt ta, nàng không cần phải gồng mình giả trang như vậy nữa”.''
 
Biết bao đêm dài đằng đẵng, liệu Bảo Thoa có nghĩ được rằng, vở kịch Lỗ Trí Thâm say rượu đại náo Ngũ Đài sơn mà mình chọn năm nào, vô tình đã gieo xuống tiềm thức xuất gia trong tư tưởng của Bảo Ngọc. Đối với sinh mệnh mong muốn nhảy thoát khỏi chốn hồng trần, nàng giống như đại đa số người, chỉ biết ngửa mặt trông lên, xem như là một vở kịch, một câu chuyện thần thoại quá đỗi xa vời với bản thân mà thôi. Không ngờ vở kịch năm xưa lại trở thành lời sấm, giờ đây Bảo Ngọc cũng đã bước đi trên con đường nhân sinh giống như Lỗ Trí Thâm vậy.
 
Phồn hoa hệt như một giấc mộng, vạn cảnh hóa thành không. Chính là: Trần trùi trụi đến đi không lưu luyến, trời đất sạch trong một dải trắng ngần.
 
==Nhận xét==
Số phận và tính cách của Bảo Ngọc đã được tác giả miêu tả không đơn giản. Đó là mâu thuẫn giữa khát vọng tự do và sự ràng buộc nặng nề của gia đình và xã hội phong kiến. ĐóBảo Ngọc tìnhngoài yêuhát chân“Hồng thànhđậu khúc”, quýngâm báuthơ nhưtừ, chính sinh mệnh của anh ta vàviết lạtế thayvăn, anhkhóc tabên hầulinh nhưcữu chẳng làm được gìra, chẳngthì chiếnlại đấukhông dũng mãnhnăng lực để đoạtche lấychở hạnhcho phúc!các Mọi việcgái. gầnNhìn nhưđược đãnghe phóđược, mặc!nhưng Trướclại khikhông chết,thể Lâmdùng Đạiđược, Ngọctrái oánlại giận, đaumột buồnsố đốtchuyện khănlại tặng,do đốtbản tậptính thơ...vụng khôngvề phảicủa chàng khônggây có lýnên. AnhKhi taVương chưaphu baonhân giờtức xứnggiận đángvung tay mộttát trangKim "tu mi nam tử" có lý tưởngXuyến, kiênBảo định!Ngọc Vấplại phảibỏ nhữngchạy mâumất thuẫntăm. nghiệtTình ngãVăn củabị thờiđuổi đạiđi, anhchàng tađều sinhkhông radám đaulên thầntiếng kinh,van mắcxin chứngmẹ "ngây", cứ cườinội, một chút suốttính ngày.cương Điềutrực đócũng càngkhông đẩykhởi sâulên anh ta vào bi kịchđược.
 
Dù chàng năm lần bảy lượt muốn đóng vai vị thần bảo hộ của các cô gái trong vườn Đại Quan, nhưng chỉ có thể đưa ra bàn tay giúp đỡ trong những việc nhỏ nhặt. Vào thời khắc then chốt nhất, ai chàng cũng không che chở được. Có lòng nhưng không có sức, lực bất tòng tâm, mở to mắt nhìn những bông hoa bị mưa dập gió vùi, khô héo lụi tàn. Thậm chí hôn nhân của mình bị đánh tráo, ngay đến cả Đại Ngọc mà chàng yêu thương cũng không bảo vệ được. Trước khi chết, Lâm Đại Ngọc oán giận, đau buồn đốt khăn tặng, đốt tập thơ... không phải là không có lý. Anh ta chưa bao giờ xứng đáng là một trang "tu mi nam tử" có lý tưởng, kiên định! Vấp phải những mâu thuẫn nghiệt ngã của thời đại, anh ta sinh ra đau thần kinh, mắc chứng "ngây", cứ cười hì hì suốt ngày. Điều đó càng đẩy sâu anh ta vào bi kịch.
 
Cuối cùng giải pháp "đi tu" - phản ánh sự từ chối, sự phản kháng dầu yếu ớt - đã được anh ta chọn lựa. Đi thi và thi đỗ cao để an ủi gia đình, rồi bỏ trốn đi tu, Bảo Ngọc đã đi hết sự phát triển tính cách một cách hợp lý và quả là qua số phận anh ta, như một số nhà nghiên cứu nhận định, có sự gởi gắm, có sự thể hiện một phần nào bản thân tác giả. Đó đúng là một số phận tiểu thuyết theo ý nghĩa hiện đại của từ này.
==Tham khảo==