Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tết Đoan ngọ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 42:
==Trung Quốc với truyền thuyết Khuất Nguyên==
[[Hình:Auspicious plants (Dragon Boat Festival).jpg|nhỏ|150px|[[Thủy xương bồ]] là một loại thảo dược được sử dụng trong ngày lễ, hoặc treo trước cửa nhà, quấn trong lá [[đa]], để xua đuổi tà ma.]]
Theo giải thích của học giả Chu Xử trong sách “Phong Thổ Ký” thì Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa). Còn Dương là mặt trời, là khí dương; Đoan Dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Ở Trung Quốc, thời [[Nam Bắc triều]], Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Dục Lan tiết. Lan có nghĩa là “túi đựng tên, hình dáng của nó như cái hộp gỗ” (Tr.2881, Từ Nguyên).
Đến thời [[nhà Minh]], bùa trừ ngũ độc (Ngũ độc phù) đã trở thành vật trang sức khá phổ biến của phụ nữ, được in trên một số vật như trâm cài tóc, vòng đeo tay, đeo cổ, quạt… Một học giả thời bấy giờ là Trầm Bảng chép: “Thời trước, phụ nữ thường vẽ hình con rết (Ngô công), rắn (Xà), bò cạp (Hiết), cọp (Hổ), cóc (Thiềm thừ) trên những cây gỗ đào gọi là ngũ độc phù và cài trên đầu làm trâm (Thoa)…” (Trích Uyển Thự Tạp ký, quyển 17, bản in năm 1593).
Vào cuối thời [[Chiến Quốc]], có một vị đại thần [[Sở (nước)|nước Sở]] là [[Khuất Nguyên]]. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hóa nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả bài thơ '''[[Ly tao]]''' (thuộc thể loại ''Sở từ'') nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với họa mất nước. Do can ngăn [[Sở Hoài vương|Hoài vương]] không được, lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng [[5 tháng 5]]. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân [[Trung Quốc]] xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh, lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng [[Khuất Nguyên]].
Ngoài ra, có truyền thuyết khác về sự bắt nguồn của ngày tết Đoan ngọ, nhiều nguồn tin cho rằng tập tục tết Đoan ngọ là bắt nguồn từ Hạ Trí trong thời cổ, có người thì cho rằng, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông [[Trường Giang]].