Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Thành Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Hlcp (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 50:
'''Minh Thành Tổ''' ([[chữ Hán]]: 明成祖, [[2 tháng 5]], [[1360]] – [[12 tháng 8]], [[1424]]), ban đầu gọi là '''Minh Thái Tông''' (明太宗), là vị [[hoàng đế]] thứ ba của [[Nhà Minh]], tại vị từ năm [[1402]] đến năm [[1424]], tổng cộng 22 năm. Ông chỉ dùng một niên hiệu '''Vĩnh Lạc''' (永樂), nên sử gia còn gọi ông là '''Vĩnh Lạc Đế''' (永樂) hay '''Vĩnh Lạc đại đế''' (永樂大帝). Ông được coi là vị [[hoàng đế]] kiệt xuất nhất của Triều đại Nhà Minh, và là một trong các Hoàng đế kiệt xuất nhất trong [[lịch sử Trung Quốc]]. Thời kỳ của ông về sau được ca ngợi gọi là '''Vĩnh Lạc thịnh thế''' (永樂盛世), khiến Đại Minh phát triển đỉnh cao về quyền lực.
 
Khi còn là hoàng tử, ông được phong làm '''Yên vương''' (燕王), đóng đô ở Bắc Bình (nay là [[Bắc Kinh]]). Sau một loạt chiến dịch thành công chống quân [[Mông Cổ]], ông bắt đầu củng cố quyền lực của mình ở phía bắc và tiêu trừ các đối thủ, tiêu biểu như đại tướng [[Lam Ngọc]]. Ban đầu, ông chấp nhận sự chỉ định của [[Minh Thái Tổ]] Chu Nguyên Chương về người kế vị là đứađích cháu traitôn [[Minh Huệ Đế]] Chu Doãn Văn. Tuy nhiên, việc Hoàng đế mới bắt đầu giáng chức và tiêu diệt những ôngngười chú quyền lực đã buộc Yên vương hành động. Ông lật đổ cháu trai Huệ Đế trong một cuộc nội chiến, vốn bất lợi cho ông vào thời gian đầu, đem quân từ Bắc Bình đánh xuống thủ đô Nam Kinh để giành ngai vàng vào năm [[1402]].
 
Chu Đệ đã bắt đầu triều đại của mình bằng việc hợp pháp hóa việc lên ngôi với việc xóa bỏ toàn bộ thời gian trị vì của người cháu và thiêu hủy hay sửa đổi các tài liệu có liên quan đến tuổi thơ và cuộc nổi loạn của mình. Điều này dẫn đến việc thanh trừng vô số quan viên ở [[Nam Kinh]] và ban thẩm quyền đặc biệt ngoài vòng pháp luật cho chính sách bí mật của hoạn quan. Ông nối tiếp chính sách tập trung của cha mình (Minh Thái Tổ), tăng cường thể chế của đế quốc và thành lập thủ đô mới tại [[Bắc Kinh]]. Để kiểm soát các quan viên, ông cho cải cách [[khoa cử]] thay vì chế độ đề cử và bổ nhiệm như dưới thời cha mình. Ông theo đuổi một chính sách đối ngoại bành trướng và đã tiến hành nhiều chiến dịch quy mô lớn chống lại quân [[Mông Cổ]].