Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ung Chính”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Nguồn?
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 44:
}}
 
'''Thanh ThếThái Tông''' ([[chữ Hán]]: 清世宗, [[13 tháng 12]], năm [[1678]] – [[8 tháng 10]], năm [[1735]]), Hãn hiệu '''Nạp Y Lạp Nhĩ Đồ Thác Bố hãn''' ([[chữ Hán]]: 納伊拉爾圖托布汗; {{lang-mnc|ᡥᡡᠸᠠᠯᡳᠶᠠᠰᡠᠨ<br /> ᡨᠣᠪ|v=hiowan yei|a=hiuwan yei}}), [[Tây Tạng]] tôn vị '''Văn Thù Hoàng đế''' (文殊皇帝), là vị [[Hoàng đế]] thứ năm của [[Nhà Thanh|đế quốc Đại Thanh]] ([[lịch sử Trung Quốc|Trung Quốc]]), trị vì từ năm [[1722]] đến [[1735]]. Ông dùng [[niên hiệu]] '''Ung Chính''' (雍正) trong suốt thời gian 13 năm trị vì, nên các sử gia thường gọi ông là '''Ung Chính Đế''' (雍正帝).
 
Là một vị Hoàng đế siêng năng, cần kiệm và chống [[tham nhũng]] quyết liệt, mục tiêu của Ung Chính là tạo ra một triều đình hiệu quả với chi phí thấp nhất. Các chính sách của ông đã mở đường cho sự thịnh trị gần 150 năm tiếp theo của Đại Thanh.<ref name="UngChinh"/> Cuối đời ông, quốc khố hãy còn dư nhiều.<ref name="UngChinh"/>. Về đối ngoại, Ung Chính tiếp nối vua cha [[Khang Hi]], Ung Chính sử dụng các biện pháp quân sự mạnh mẽ để giữ gìn vị thế của Đại Thanh đối với các nước lân bang. Triều đại của ông được xem là chuyên chế, hiệu quả và mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc Ung Chính thống trị bằng bàn tay sắt khiến hình tượng trong dân gian của ông không được tốt, có những lời đồn gây ảnh hưởng tới uy tín của nhà vua và người kế vị ông như Hoàng đế [[Càn Long]] không phải là con ông mà là [[người Hán]]. Sự phản cảm của nhân dân đối với ông còn được thể hiện qua lời đồn rằng ông bị một thích khách đâm chết và bị cắt lấy thủ cấp.
Dòng 52:
== Tuổi trẻ ==
[[File:Young_Yongzheng.jpg|thumb|trái|250px|Dận Chân khi còn là Ung Thân vương.]]
Thanh Thế Tông Ung Chính tên húy là '''Dận Chân Nguyễn Ngọc Thái''' (胤禛), sinh vào ngày [[30 tháng 10]] (âm lịch) năm Khang Hi thứ 17 ([[1678]]) ở [[Vĩnh Hòa cung]] trong [[Tử Cấm Thành, Bắc Kinh]]. Ông là con trai thứ 4 trong số những người con trưởng thành của [[Thanh Thánh Tổ]] Khang Hi Hoàng đế. Mẹ là [[Hiếu Cung Nhân hoàng hậu]] Ô Nhã thị, thuộc [[Bát kỳ|Tương Hoàng kỳ]] [[Mãn Châu]]. Bấy giờ, Hiếu Cung Hoàng hậu chỉ là [[Quý nhân]], xuất thân lại rất thấp ([[Bao y]]), theo quy chế không được tự nuôi con, phải được đưa đến [[Hiếu Ý Nhân hoàng hậu]] Đông Giai thị chăm sóc từ đó.
 
Năm Khang Hi thứ 22 ([[1683]]), Dận Chân khi đó 6 tuổi, được chỉ đến [[Thượng Thư phòng]] đọc sách. Sư phụ của Dận Chân là [[Trương Anh]] cho học [[Tứ thư]], [[Ngũ kinh]], lại cho [[Từ Nguyên Mộng]] giảng dạy Mãn văn.
Dòng 63:
 
== Lên ngôi ==
=== Tranh đoạt Trữ vị ===
Năm Khang Hi thứ 47 ([[1708]]), Khang Hi Đế lần đầu phế truất Thái tử [[Dận Nhưng]]. Trong quá trình đề cử tân Thái tử, Dận Chân kiên trì kiến nghị phục vị cho Dận Nhưng, đồng thời cùng Hoàng bát tử [[Dận Tự]] có quan hệ tốt đẹp.
 
Năm Khang Hi thứ 48 ([[1709]]), Khang Hi Đế phục lập Dận Nhưng trở lại làm Hoàng thái tử, cùng năm đó Hoàng tứ tử Dận Chân được chính thức phong tước hiệu '''Ung Thân vương''' (雍親王). Bắt đầu từ đây, các Hoàng tử bắt đầu kéo bè cánh, tranh đoạt lập mưu với Trữ vị bắt đầu gia tăng.
 
Hoàng thái tử Dận Nhưng sau khi được phục vị, quyết định kéo bè phái nhằm củng cố vị trí cho mình, điều này khiến Khang Hi Đế lần nữa thất vọng, mà quyết định phế truất Thái tử vào năm thứ 50 ([[1711]]), và hạ lệnh bất kì ai khuyên phục lập Dận Nhưng đều sẽ bị trị tội.
 
Điều này đã dẫn đến sự phân chia trong triều đình nhằm tranh giành vị trí Thái tử bị bỏ trống, sự chia rẽ giữa những người ủng hộ Hoàng tử thứ 3 [[Dận Chỉ]], Dận Chân, Hoàng tử thứ 8 [[Dận Tự]] và Hoàng tử thứ 14 [[Dận Đề]] (em ruột của Dận Chân). Trong số các hoàng tử trên, Dận Tự được sự ủng hộ nhiều nhất từ các quan lại, cho dù ông này thường hay nghi kỵ và tính khí hẹp hòi. Vì lý do này, Dận Chân đã ủng hộ Thái tử Dận Nhưng. Khi Khang Hi mất vào [[tháng 11]] năm [[1722]], việc phân chia quyền vị ngai vàng chỉ còn lại ba Hoàng tử, sau khi Dận Tự chuyển sang ủng hộ Hoàng tử thứ 14 [[Dận Đề]], đó là: Dận Chỉ, Dận Chân và Dận Đề.
 
Trong khi các Hoàng tử quyết liệt tranh nghị, bản thân Dận Chân lại là người giấu tài. Ông chủ trương hòa hoãn, giữ mình, bên cạnh đó lại liên kết chặt chẽ với những người có thế lực như [[Long Khoa Đa]] và [[Niên Canh Nghiêu]], thu phục nhân tâm. Đồng thời, ông còn chú ý thể hiện sự hiếu thuận đối với Khang Hi Đế.
 
Năm Khang Hi thứ 60 ([[1721]]), Dận Chân nhân kỉ niệm 60 năm đăng cơ của Khang Hi Đế, hướng [[Thịnh Kinh]] tế cáo tổ lăng. Hồi kinh tham gia Cống sĩ thi hội bài thi phúc tra sự vụ, [[Đông chí]] tuân mệnh đại Khang Hi Đế nam giao tế thiên. Thứ năm, thanh tra kinh, thông hai thương, lại vân mệnh Đông chí tế thiên. Việc này đối với Dận Chân rất trọng đại, một là bởi vì ông nhiều lần tùy tùng tuần du, ra ngoài làm thay chính vụ, khiến cho ông có cơ hội hiểu biết các nơi kinh tế sản vật, lấy được dân sự trực tiếp tư liệu, hai là quan sát Khang Hi Đế xử lý chính sự, khảo tra địa phương hành chính cùng lại trị, rèn luyện xử lý chính sự năng lực.
 
=== Lên ngôi chính thống ===
Năm Khang Hi thứ 61 ([[1722]]), ngày [[13 tháng 11]] (tức ngày [[20 tháng 12]] dương lịch), Khang Hi Đế băng hà ở [[Sướng Xuân viên]].