Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Mạng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 42.112.157.146 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 115.73.142.113
Thẻ: Lùi tất cả
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 54:
| tôn giáo = [[Nho giáo]]
}}
'''Minh Mạng''' ([[chữ Hán]]: 明命 [[25 tháng 5]] năm [[1791]] – [[20 tháng 1]] năm [[1841]]) hay '''Minh Mệnh,''' là vị [[hoàng đế]] thứ hai của [[nhà Nguyễn|Hoàng triều Nguyễn]] nước [[Các tên gọi của nước Việt Nam|Đại Nam]]. Ông trị vì từ năm [[1820]] đến khi qua đời, được truy tôn miếu hiệu là '''Nguyễn Thánh Tổ''' (阮聖祖). Tuy có một số chính sách sai lầm hạn chế, song giới sử gia đương đại vẫn đánh giá Minh Mạng là vị vua kiệt xuất nhất của Hoàng triều [[Nhà Nguyễn]].
 
Trong 21 năm trị nước, Minh Mạng ban bố hàng loạt [[đổi mới|cải cách]] về nội trị. Ông đổi tên nước [[Việt Nam]] thành [[Đại Nam]], lập thêm [[Nội các]] và [[Cơ mật viện]] ở [[cố đô Huế|Huế]], bãi bỏ chức Tổng trấn [[Hà Nội|Bắc thành]] và [[Gia Định thành]], đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. [[Quân đội nhà Nguyễn|Quân đội]] cũng được xây dựng hùng mạnh. Minh Mạng còn cử quan đôn đốc khai hoang ở ven biển [[Bắc Kỳ|Bắc kỳ]] và [[Nam Kỳ|Nam kỳ]]. Ngoài ra, ông rất quan tâm đến việc duy trì nền khoa cử [[Nho giáo]], năm [[1822]] ông mở lại các kì [[thi Hội]], [[thi Đình]] ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Ông nghiêm cấm truyền bá [[kitô giáo|đạo Cơ Đốc]] vì cho rằng đó là thứ tà đạo làm băng hoại truyền thống dân tộc. Về đối ngoại, Minh Mạng không đưa ra cải cách nào, ông tiếp tục duy trì chính sách của [[Gia Long]]: tự cô lập, khước từ mọi giao lưu với [[phương Tây]], cấm người dân buôn bán với ngoại quốc, khiến [[Đại Nam]] dần tụt hậu do không tiếp thu được các thành tựu mới về khoa học kỹ thuật.
 
Thời Minh Mạng, trong nước liên tục xảy ra [[bạo loạn|nội loạn]] và chiến tranh. Trong nước liên tiếp xảy ra các cuộc nổi dậy của nông dân chống lại triều đình ([[Phan Bá Vành]], [[Lê Duy Lương]], [[Nông Văn Vân]],… ở miền Bắc và [[Lê Văn Khôi]] ở miền Nam). Trong 21 năm cai trị, đã có tới 234 cuộc nổi dậy chống triều đình trên cả nước, nhà vua phải sai nhiều tướng đánh dẹp rất mệt nhọc.
 
Đối với các nước láng giềng, Minh Mạng sử dụng vũ lực nhiều lần: lập các phủ [[Trấn Ninh]], Lạc Biên, Trấn Định, Trấn Man nhằm khống chế [[Lào|Ai Lao]]; [[Chiến tranh Việt-Xiêm (1833–1834)|đánh bại Xiêm La]]; bảo hộ [[Chân Lạp]], chiếm vùng [[Phnôm Pênh|Nam Vang]] ([[Phnôm Pênh]] ngày nay) và đổi tên thành [[Trấn Tây Thành]]; kết quả là nước Đại Nam thời đó có lãnh thổ rộng hơn cả hiện nay. Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh đó đã làm hao mòn quốc khố nên nhà Nguyễn đã không giữ được các lãnh thổ mới đánh chiếm. Sau khi Minh Mạng mất, [[Đại Nam]] đã phải rút quân khỏi Trấn Tây Thành, chỉ 7 năm sau khi chiếm được vùng này. Nhiều lãnh thổ khác cũng bị [[Xiêm La]] đánh chiếm (nay thuộc về nước [[Lào|Lào),]] nên lãnh thổ nhà Nguyễn sau thời Minh Mạng bị co hẹp lại, gần giống như Việt Nam hiện nay.
 
==Thân thế==
Tên húy của ông là '''Nguyễn Phúc Đảm''' (阮福膽), còn có tên khác là '''Nguyễn Phúc Kiểu''' (阮福晈). Ông là con trai thứ tư của vua [[Gia Long]] và Thuận Thiên Cao Hoàng hậu [[Thuận Thiên Cao Hoàng hậu|Trần Thị Đang]]. Ông sinh ngày [[23 tháng 4]] năm [[Tân Hợi]], tức [[25 tháng 5]] năm [[1791]] tại làng Tân Lộc, gần [[Thành phố Hồ Chí Minh|Gia Định]], trong lúc đang xảy ra [[Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn, 1787-1802|Chiến tranh Tây Sơn – Chúa Nguyễn (1787-1802)]].<ref>Theo [[Trần Trọng Kim]], ''[[Việt Nam sử lược]]'' quyển 2 (Trung tâm Học liệu xuất bản, Sài Gòn, 1971, tr. 152), Nguyễn Hiền Đức, ''Lịch sử Phật giáo [[Đàng Trong]]'' (Nhà Xuất bản [[Thành phố Hồ Chí Minh]], 1995, tr. 269); Võ Văn Tường, ''Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam'' (Nhà Xuất bản VH-TT, [[Hà Nội]], 1994, tr. 383) và [[Vương Hồng Sển]] trong ''Sài Gòn năm xưa'' cũng đã cho biết theo dật sử thì Hoàng tử Đảm đã sinh ra nơi hậu liêu chùa Khải Tường vào năm [[Tân Hợi]] ([[1791]]) giữa cơn tị nạn binh [[nhà Tây Sơn|Tây Sơn]].</ref>
 
==Thái tử==
Dòng 69:
Con thứ nhất của [[Gia Long]] là [[thái tử|Hoàng thái tử]] [[Nguyễn Phúc Cảnh]] mất sớm vào năm [[1801]]. Do [[Thái tử]] Cảnh là người con chịu nhiều ảnh hưởng của [[thiên Chúa giáo|đạo Gia Tô]] từ [[Pháp]] nên sau khi hoàng tử Cảnh qua đời, vua [[Gia Long]] không chọn cháu đích tôn của mình (con của hoàng tử Cảnh) làm người kế vị vì sợ những ảnh hưởng của [[Pháp]] tới triều đình.
 
Mặc dù có nhiều đình thần phản đối (đặc biệt là [[Nguyễn Văn Thành]]) nhưng vua [[Gia Long]] vẫn quyết định chọn Nguyễn Phúc Đảm làm người kế vị. Hoàng tử Đảm vốn là người hay bài xích đạo Gia Tô và không có cảm tình với người Pháp – tư tưởng này giống với Gia Long. Năm [[1815]], Nguyễn Phúc Đảm được phong [[Thái tử|Hoàng thái tử]] và từ đó sống ở điện Thanh Hòa để quen với việc trị nước.
 
Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu Nguyễn Phan Quang, Đặng Việt Thủy và Đặng Thành Trung, [[Minh Mạng]] là người được [[Gia Long]] lựa chọn truyền ngôi, không chỉ vì năng lực mà còn vì hy vọng gửi gắm vào ông thực hiện chính sách thoát khỏi ảnh hưởng và âm mưu áp chế của người Pháp,<ref>Nguyễn Phan Quang, sách đã dẫn, tr. 662.</ref><ref>Đặng Việt Thủy; Đặng Thành Trung, sách đã dẫn, tr. 287-288.</ref> bởi khi còn sống, Gia Long đã chịu ơn người Pháp và không thể ra mặt giải quyết những mâu thuẫn nhằm thoát khỏi ảnh hưởng đó.<ref>Nguyễn Phan Quang, sách đã dẫn, tr. 665.</ref>
 
==Trị vì đất nước==
===Thời gian đầu sau khi vua Gia Long mất (1820)===
[[Tập tin:MinhMang.jpg|thumb|Một bức chân dung Minh Mạng.]]
[[Tháng mười hai|Tháng 12]] năm [[Kỷ Mão]] (đầu năm [[1820]]), vua [[Gia Long]] qua đời. Tháng giêng năm [[Canh Thìn]] ([[1820]]), Nguyễn Phúc Đảm lên nối ngôi, đặt niên hiệu là '''Minh Mạng''' (明命). Bấy giờ ông đã 30 tuổi nên rất am hiểu việc triều chính.<ref name="nguyenphuoctoc"/> Nhiều lần sau buổi chầu, ông cùng một vài quan đại thần ở lại để bàn việc, hoặc hỏi về các sự tích xưa, hoặc hỏi về những nhân vật cùng phong tục các nước khác.<ref name="nguyenphuoctoc"/>
Dòng 103:
Đối với vùng thượng du và các khu vực sinh sống của các dân tộc thiểu số, chủ yếu là 6 ngoại trấn của Bắc Thành cũ, Minh Mạng quyết định nhất thể hóa về mặt [[Hành chính Việt Nam thời Nguyễn|hành chính]] cùng với các vùng miền xuôi. Năm [[1829]], ông bãi bỏ chế độ thế tập của các Thổ ti (tù trưởng dân tộc thiểu số) mà cho quan lại lựa chọn những thổ hào ở địa phương “…thanh liêm, tài năng, cần cán làm dân tin phục” làm Thổ tri các châu, huyện. Tiếp đó, các châu huyện miền núi cũng được phân chia lại để phù hợp với [[diện tích]] và [[dân số]] của mỗi vùng. Sau đó, Minh Mạng còn đặt thêm một chức lưu quan do [[người Việt|người Kinh]] nắm giữ nhằm khống chế các vùng này tốt hơn và tiến hành thu [[thuế]] như ở miền xuôi. Ông còn nghĩ đến việc giúp lưu chuyển tiền bạc,<ref name="nguyenphuoctoc"/> tránh cho người đi xa khỏi mang theo nhiều tiền,<ref name="nguyenphuoctoc"/> như vào năm [[Bính Thân]] ([[1836]]) đặt ra “Giao Tứ Vụ”<ref name="nguyenphuoctoc"/> ở [[Cao Bằng]] để chuyển đổi tiền bạc, cơ quan này có nhiệm vụ như ngân hàng ngày nay.<ref name="nguyenphuoctoc"/>
 
Theo Giáo sư [[Phan Huy Lê]]: Trong lịch sử [[chế độ quân chủ]] [[Việt Nam]], cải cách của vua [[Lê Thánh Tông]] năm [[1471]] và cải cách của vua Minh Mạng năm [[1831]]-[[1832]] là hai cải cách hành chính có quy mô toàn quốc và đạt hiệu quả cao nhất.<ref>[http://doanthanhnien.vn/article/Chuyende/8496/1/print Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Chống tham nhũng bắt đầu từ trên]</ref>
 
===Quân đội===