Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vườn quốc gia Sông Thanh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thông tin cơ bản
 
Mức độ đa dạng sinh học
Dòng 1:
1. Thông tin cơ bản:
 
Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Nam, có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp quản lý là: 76.593 ha trải dài trên 12 xã thuộc 02 huyện Nam Giang và Phước Sơn, bao gồm: xã TàBhing, Tà Pơơ, Cà Dy, Chàl Val, La Dêê, Đắc Tôi, Đắc Pre và Đắc Pring, thuộc huyện Nam Giang; xã Phước Xuân, Phước Năng, Phước Mỹ và Phước Công, thuộc huyện Phước Sơn. Theo Quyết định số 145/QĐ-UBND ngày 11/01/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam, toàn bộ diện tích quản lý đều nằm trong quy hoạch rừng đặc dụng. Cụ thể:
 
Hàng 12 ⟶ 14:
 
- Phân khu Hành chính - Dịch vụ có diện tích: 3,00 ha.
 
2. Mức độ đa dạng sinh học:
 
- Qua các đợt điều tra, khảo sát của WWF-Đông Dương (1997) và Viện Điều tra Quy hoạch rừng (1999) đã ghi nhận hơn 830 loài thực vật bậc cao (trong đó: 23 loài đặc hữu của Việt Nam, 49 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam).Hệ động vật cũng rất đa dạng gồm 53 loài thú, 183 loài chim, 44 loài bò sát, 21 loài lưỡng cư, 25 loài cá và nhiều loài động vật không xương sống (trong đó: 23 loài thú, 12 loài chim, 16 loài bò sát và 3 loài lưỡng cư có tên trong Sách Đỏ Việt Nam).
 
- Sự hiện diện của các loài đặc hữu đã làm tăng giá trị bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn này. Đó là các loài: Chò Chỉ Lào (''Parashorea buchmanii)'' mớiđược ghinhận, Voọc Chà vá chân nâu (''Pygathryx nemaeus''), Voọc Chà vá chân xám (''Pygathryx cinerea''), Mang lớn (''Muntiacus vuquangensis''), Mang Trường sơn (''Muntiacus truongsonensis'').
 
- Ngoài ra Khu BTTN Sông Thanh còn nằm trong ''"đơn vị bảo tồn Hổ"'' của thế giới và trong nước, cũng như các loài thú lớn khác và thuộc vùng sinh thái ưu tiên trong cảnh quan vùng Trung Trường sơn. Nếu được bảo vệ tốt, Khu BTTN Sông Thanh có thể là nguồn để phục hồi các quần thể Hổ ở miền Trung Việt.