Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đế quốc Áo-Hung”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 71:
|footnotes= 1) [[Hòa ước Saint-Germain-en-Laye (1919)|Hòa ước Saint-Germain]] ký ngày [[10 tháng 9]] năm [[1919]] và [[Hòa ước Trianon]] ký ngày [[4 tháng 6]] năm [[1920]].
}}
'''Đế quốc Áo-Hung''', còn gọi là '''Nền quân chủ kép''', '''Quốc gia kép''' là quốc gia [[phong kiến]] theo chế độ [[quân chủ]] ở [[Trung Âu]], từ năm 1867 đến năm 1918, bao gồm đế quốc Áo (thủ đô [[Viên]]) và vương quốc Hungary (thủ đô [[Budapest]]), do hoàng đế Áo thuộc dòng họ [[Gia tộc Habsburg|Habsburg]] gốc Đức trị vì. Đế quốc Áo-Hung được thành lập dựa trên sự hợp nhất [[Đế quốc Áo (1804–1867)|đế quốc Áo]] và [[vương quốc Hungary]] vào năm 1867 và lãnh thổ của đế quốc này bao gồm toàn bộ lưu vực [[sông Donau]] mà bây giờ là lãnh thổ của nhiều quốc gia ngày nay như [[Áo]], [[Cộng hoà Séc]], [[Slovakia]], [[Slovenia]], [[Hungary]], [[Croatia]] và một phần lãnh thổ của [[Serbia]], [[România]], [[Ba Lan]], bao gồm 73 triệu dân. Trước năm 1914, đế quốc Áo-Hung có diện tích đứng thứ hai châu Âu<ref>Max-Stephan Schulze (1996). ''Engineering and Economic Growth: The Development of Austria-Hungary's Machine-Building Industry in the Late Nineteenth Century'' Frankfurt am Main: Peter Lang. p. 295.</ref> (sau [[đế quốc Nga]]) và dân số đứng thứ ba châu Âu (sau đế quốc Nga và [[đế quốc Đức]]). Trong [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]], đế quốc Áo-Hung tham gia phe Liên minh. Chiến tranh kết thúc, phe Liên minh bại trận và đế quốc Áo-Hung tan rã vào tháng 11 năm 1918. Sự kiện này cũng đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của [[nhà Habsburg]] ở châu Âu.
 
== Thành lập ==
Đế quốc Áo-Hung thuộc quyền cai trị của [[nhà Habsburg]], một trong những vương triều có lịch sử thống trị dài nhất [[châu Âu]]. Tổ tiên của vương triều này là một lãnh chúa phong kiến của [[vương quốc Frank]]. Đến đầu thế kỷ 19, phần lớn các [[Hoàng đế La Mã Thần thánh]] thuộc dòng họ Habsburg. Dòng họ này luôn mở rộng lãnh địa bằng các cuộc hôn nhân và lần lượt chiếm được [[Tây Ban Nha]], [[Hà Lan]], [[Ý]],…
 
Đến thế kỷ 18 cùng với sự phát triển của [[chủ nghĩa tư bản]] ở [[châu Âu]] mà đỉnh điểm là các cuộc [[cách mạng tư sản]] lần lượt lật đổ chế độ [[quân chủ chuyên chế]] ở [[Anh]], [[Pháp]] dẫn đến việc nhà Habsburg ngày càng suy yếu. Cuộc [[Chiến tranh Áo-Phổ]] năm 1866 mà kết quả là Áo bị [[Phổ (quốc gia)|Phổ]] đánh bại, buộc lòng phải rút khỏi Liên bang Đức. Trước hoàn cảnh đó, nhà Habsburg buộc phải liên kết với [[Vương quốc Hungary]] để giữ được quyền thống trị của mình ở châu Âu và tạo thành '''đế quốc Áo-Hung'''. Mùa xuân năm [[1867]], Áo và Hungary đi đến hiệp nghị:
* Áo cải tổ thành nước quân chủ gọi là đế quốc Áo-Hung, lấy [[sông Donau]] làm ranh giới trong đó đế quốc Áo bao gồm Áo, [[Cộng hòa Séc|Séc]], [[Slovenia]]; vương quốc Hungary bao gồm Hungary, [[Slovakia]], [[Croatia]]. hoàng đế Áo-Hung là [[Franz Joseph I của Áo|Franz Joseph I]] kiêm luôn ngôi vua [[Hungary]].