Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương Hồng Sển”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 12:
| magnum_opus = ''Sài Gòn năm xưa'', ''Hơn nửa đời hư''
}}
'''Vương Hồng Sển''' ([[1902]]-[[1996]]), bút hiệu '''Anh Vương''', '''Vân Đường''', '''Đạt Cổ Trai''', là một nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng. Ông được xem là người có hiểu biết sâu rộng về miền Nam và rất được kính trọng trong giới sử học và khảo cổ ở Việt Nam. Khi chết ông đã hiến tặng ngôi nhà (Vân đường phủ) và toàn bộ sưu tập đồ cổ của mình cho Nhà nước Việt Nam (tổng cộng 849 cổ vật khác nhau) với hy vọng thành lập một [[viện bảo tàng|bảo tàng]] mang tên ông. Năm [[2003]], [[Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh]] ra quyết định xếp hạng [[Di tích Việt Nam|di tích lịch sử]] cấp thành phố ngôi nhà này (địa chỉ: số 9/1 đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 14, [[Bình Thạnh|Quận Bình Thạnh]]).
 
==Tiểu sử==
'''Vương Hồng Sển''' sinh ngày [[27 tháng 9]] năm [[1902]]<ref>Theo giấy khai sinh thì ông sinh ngày [[4 tháng 11]] năm [[1904]] (theo bản sao bằng Pháp văn trong ''Hơn nửa đời hư'')</ref>, tại [[Sóc Trăng]], mang dòng máu Việt, Hoa và Khmer. Nguyên tên thật ông là '''Vương Hồng Thạnh''', khi làm [[giấy khai sinh]] người giữ sổ lục bộ nghi nhầm là '''Sển''' (theo cách phát âm tiếng Triều Châu hay còn gọi là tiếng Tiều là một huyện của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).
 
Thời học sinh, ông học tại trường [[Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, Thành phố Hồ Chí Minh|Collège Chasseloup Laubat]] (nay là trường Phổ thông trung học Lê Quý Đôn). Sau khi đậu bằng Brevet Elémentaire, ông làm công chức ngạch thư ký và phục vụ nhiều nơi từ năm 1923 đến năm 1943, trong đó có dinh [[Thống đốc Nam Kỳ]] (1939-1943). Từ năm 1948, ông làm Quyền quản thủ [[Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh)|Viện Bảo tàng Quốc gia Việt Nam]] tại [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]] cho đến khi về hưu vào năm 1964.
 
Ông là người rất ham mê đọc sách và thích ghi chép tất cả những điều tai nghe, mắt thấy. Phần lớn những tác phẩm của ông rút tỉa từ những tài liệu dưới dạng hồi ký mà ông còn giữ gìn được.
Dòng 32:
 
Ngoài ra, những người muốn nghiên cứu về lịch sử miền Nam sẽ tìm thấy trong các tác phẩm của ông một nguồn tài liệu bổ ích qua nhãn quan một chứng nhân thời cuộc nước Việt của thế kỷ 20.
 
Nói như học giả [[Nguyễn Hiến Lê]], (1912- 1984) thì: ''...Quả như lời Vương quan viết trong bài tựa "Coi vậy mà xài được". Kẻ ít học như tôi (Nguyễn Hiến Lê) còn thấy là xài được gần trọn kia đấy. Chúng ta nên cảm ơn ông đã ghi lại - mặc dầu là hấp tấp trong sự trình bày - vô số tài liệu mà trong mấy chục năm, ông đã tốn công đạp xe máy đi sưu tầm khắp Sài Gòn, Chợ Lớn và các vùng lân cận. Về nhà cân nhắc chọn lựa với tinh thần thận trọng đáng khen: chỗ nào chưa đủ chứng cớ thì tồn nghi...''.<ref>Nguyển Hiến Lê tuần báo ''Mai'' số 20 ngày 25/04/1961. Sau in lại trong phần phụ lục "Sài Gòn năm xưa".</ref>
 
Ông mất ngày [[9 tháng 12]] năm [[1996]] tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 94 tuổi.
 
==Di vật==
[[Tập tin:Phòng trưng bày cổ vật.jpg| nhỏ|250px259x259px|phải|Phòng trưng bày một số cổ vật Vương Hồng Sển trong [[Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh)]]]]
Khi qua đời, ông Vương Hồng Sển đã hiến tặng lại những cổ vật, mà cả đời ông sưu tập được, cho thành phố và mong muốn những di vật này sẽ được trưng bày trong ngôi nhà cổ của ông, trong sự bài trí rất tinh tế và hài hòa với sự cổ xưa của ngôi nhà được biến thành "Nhà lưu niệm Vương Hồng Sển" <ref name="vao">[http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/488920/Den-nha-cu-Vuong-an-oc.html Đến nhà cụ Vương... ăn ốc], Tuổi Trẻ Online, 26/04/2012</ref>. Tuy nhiên, từ năm 1996, Sở Văn hóa Thông tin TP Hồ Chí Minh, với sự đồng ý của [[Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh|Ủy ban Nhân dân Thành phố]] đã di dời các cổ vật về quản lý và trưng bày tại [[Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh)|Bảo tàng Lịch sử Thành phố]], và tại Thư viện Khoa học tổng hợp <ref name="vao"/>.
 
Hàng 48 ⟶ 49:
 
==Một số tác phẩm==
[[Hình:Bút tích của Vương Hồng Sển..jpg|nhỏ|250px362x362px|phải|Bút tích của Vương Hồng Sển]]
*Thú chơi sách (1960)
*Sài Gòn năm xưa (tập I, II 1960, III 1992)
Hàng 68 ⟶ 69:
*Nửa đời còn lại (1995)
*Thú ăn chơi
*Khảo về [[hát bội]]
 
Và hàng chục bản thảo khác như: Cuốn sách và tôi, Dở mắm, Tạp bút I, II và III, Cà đo xe, Bên Lề cuốn sách,...
 
Đến năm 1991, thỉnh thoảng ông vẫn có bài đăng ở các báo, tạp chí.