Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
đọc lại của tôi rồi làm gì thì làm nhé
Dòng 86:
 
Cha tôi là lính sư 312 Quân đoàn 1, ông kể dạo 1975 hành quân ngày đêm không ăn không ngủ vào nam, nói thật gấp rút quá chẳng sửa quân hiệu, phù hiệu, hồ sơ lý lịch gì đâu, vẫn lấy cái mác Quân đội nhân dân mà đánh đến Sài Gòn, trên đường đi thấy có khi chẳng đủ cờ Giải phóng để mà cắm, thì cả quân hay dân chúng cứ cắm cả Cờ đỏ sao vàng thay thế chẳng có làm sao cả. Vào Sài Gòn dân chúng đón đông lắm, nhưng nhiều người vẫy cờ mà mắt họ cứ e dè lo sợ, chứ cũng không quá thoải mái đâu. Gặp mấy cô mắt xanh mỏ đỏ, có cô còn hỏi "thế anh là lính Bắc Việt hay lính Giải phóng ?", cha tôi biết trước nói là lính Mặt trận thì dân Sài Gòn họ đỡ sợ đỡ ngại hơn, nên giả giọng miền Nam trêu mấy cô: "Tôi lính Mặt trận Giải phóng mà, nếu là lính Bắc Việt thì rút móng tay các cô từ lâu rồi", chẳng là trước đó chính quyền Sài Gòn hay dọa dân chúng lính Bắc Việt mà vào thì họ thấy móng tay dài sơn đỏ là lấy kìm rút móng tay. Mấy cô đó biết là đùa nên cười ầm lên. Cha tôi cũng kể là con gái Sài Gòn xinh và ăn chơi lắm, còn mình thì đúng là nhà quê... Có một số người tự cảm thấy quá nhạy cảm vì thiếu tự tin, chứ nhà nước thì coi là bình thường mấy cái chữ quân đội nhân dân, quân giải phóng, quân BV hay quân VC, đọc các sách xuất bản dùng mấy từ này thay thế lẫn lộn nhau, kể cả sách dịch của Mỹ in đầy ra đấy.[[Thành viên:Thuvan1980|Thuvan1980]] ([[Thảo luận Thành viên:Thuvan1980|thảo luận]]) 09:13, ngày 10 tháng 10 năm 2019 (UTC)
 
Bạn đọc lại toàn bộ đoạn này, bởi bạn thuộc phe chống Đảng và có bạn lại thuộc phe Đảng, tôi lại không thuộc phe nào, chỉ bảo đảm tính chính xác của thông tin mà thôi. Tài liệu của Mxy ở trên có nhắc đến vấn đề cuối cuộc chiến các đơn vị Việt cộng bị sápn hập vào các đơn vị Bắc Việt. Còn việc thành lập 4 - 5 quân đoàn là ở các sách khác của Mỹ cũng nói đến và họ đều gọi là Quân đội nhân dân. họ gọi vậy vì do HN thành lập và chỉ huy, chứ ko phải là lý do khác. Việc thành lập các quân đoàn này có quá nhiều tài liệu viết đến, nên không cần thiết nói nhiều. Lệnh thống nhất của Tổng quân ủy tháng 1/61 thì ngay ở trên ở dưới đều có và ngay sách Chiến khu D Trung ương cục miền nam có nhắc đến, ko cần nhắc kỹ lại. Thứ 3, vấn đề các mật danh thời chiến chưa giải mã, bạn nên đọc truy tìm liệt sĩ rất nhiều nói đến, do tính bí mật quân sự thời chiến. Việc chi viện miền nam của Quân ủy TW, Ủy ban thống nhất của chính phủ là dựa theo văn kiện Đảng và ngay các báo VN cũng nói nhiều. những cái đó ko quá quan trọng. Bạn đọc lại (tôi là người học luật nên rất cói trọng chuẩn xác từ ngữ):
 
Đáng chú ý là cuối cuộc chiến tranh các tài liệu của Mỹ (qua do thám hay được biết sau chiến tranh) thường chỉ đề cập đến "'''quân Bắc Việt'''" chứ không hay ít đề cập đến "'''quân Việt Cộng'''". Sở dĩ như vậy, vì cuối cuộc chiến có sự sáp nhập của nhiều đơn vị từ cấp trung đoàn thành các sư đoàn. Sau đó là sự hình thành các quân đoàn, trong văn bản bí mật khi thành lập đều gọi các quân đoàn là các đơn vị quân sự thuộc Quân đội nhân dân (có sự sáp nhập của nhiều đơn vị thành lập trực tiếp tại miền Nam), và cử nhiều sĩ quan từ miền Bắc vào chỉ huy. Cụ thể có 5 đơn vị quân đoàn và tương đương trong đó 3 phía trên do Bộ Chính trị và Bộ Quốc phòng trực tiếp thành lập, 2 thuộc B2 ủy quyền cho Trung ương Cục và Bộ tư lệnh Miền công bố thành lập. Nhưng lý do chính là họ dựa trên cơ sở biết cuộc chiến do Hà Nội chỉ huy toàn bộ (vào thời điểm Tết Mậu thân quân Việt Cộng theo họ khoảng 150.000 đến 200.000 nhưng cuối cuộc chiến do sáp nhập và sĩ quan miền Bắc vào chỉ huy, nên theo họ chỉ còn số ít và vai trò thứ yếu)<ref>Encyclopedia of the Developing World, p.1259</ref>. Mặc dù vậy các tài liệu Mỹ không có sự nhất quán trong vấn đề này.[[Đặc biệt:Đóng góp/27.72.61.94|27.72.61.94]] ([[Thảo luận Thành viên:27.72.61.94|thảo luận]]) 10:19, ngày 13 tháng 10 năm 2019 (UTC)
Quay lại trang “Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam”.