Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 279:
Ngày [[23 tháng 9]] năm [[1945]], quân Pháp tấn công [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]]. Quân dân địa phương chống cự quyết liệt. Ủy ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập với [[Trần Văn Giàu]] là Chủ tịch. [[Trung ương Cục miền Nam|Xứ ủy]] và [[Ủy ban nhân dân|Ủy ban Nhân dân Nam Bộ]] điện ra Chính phủ trung ương để xin phép đánh. Chính phủ ra huấn lệnh, bản thân ông gửi thư khen ngợi ''"lòng kiên cường ái quốc của đồng bào Nam Bộ".''<ref>[http://www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=281&Itemid=47 Tỉnh Bến Tre - Thực dân Pháp gây hấn (23-9-1945), đồng bào Nam bộ đứng lên kháng chiến] truy cập 28/12/2012.</ref>
 
Ngày [[6 tháng 1]] năm [[1946]], Tổng tuyển cử tự do trong cả nước được tổ chức, bầu ra [[Quốc hội Việt Nam khóa I|Quốc hội]] và Quốc hội thông qua [[Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946|Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam]]. Hai đảng ''đối lập'' trong Chính phủ là [[Việt Nam Quốc dân Đảng]] (Việt Quốc) và [[Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội]] (Việt Cách) không tham gia bầu cử dù trước đó Hồ Chí Minh đã gửi thư cho [[Nguyễn Hải Thần]] (lãnh tụ Việt Cách) và [[Vũ Hồng Khanh]] (lãnh tụ Việt Quốc) mời Việt Quốc và Việt Cách tham gia Tổng tuyển cử và đề nghị hai bên không công kích nhau bằng lời nói hoặc hành động cho đến ngày Quốc hội khai mạc.<ref>Thư gửi [[Nguyễn Hải Thần]], [[Vũ Hồng Khanh]], Báo Việt Nam, số 19, 6/12/1945.</ref> Trên thực tế, các đảng này còn phát động tẩy chay bầu cử. Ngay cả khi đã tuyên bố nhất trí về kế hoạch tổng tuyển cử, các đảng phái [[Việt Nam Quốc dân Đảng|Việt Quốc]], [[Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội|Việt Cách]] vẫn dùng báo chí đả kích bầu cử, rằng "trúng cử chỉ là [[Việt Minh]] cộng sản... Chính quyền trong tay nên Việt Minh muốn ai trúng cũng được",<ref name="DDK">[http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1427&Chitiet=30238&Style=1 Mãi mãi ghi nhớ Quốc hội khoá I (17/05/2011)]</ref> tổ chức các cuộc tuần hành, bắtbắc loa hô hào kêu gọi tẩy chay bầu cử. Theo [[Võ Nguyên Giáp]], các đảng phái này tẩy chay bầu cử là vì sợ không kiếm được phiếu bầu, bởi uy tín của họ không thể sánh được với Hồ Chí Minh. Theo báo Sự thật thì Việt Quốc, Việt Cách thậm chí còn bắt cóc, giết những ứng cử viên, đảng viên cộng sản, cán bộ [[Việt Minh]] (tiêu biểu là [[Trần Đình Long (nhà cách mạng)|Trần Đình Long]]<ref>Theo báo Sự thật, số 14 (20-23/1/1946), thì những người bắt cóc [[Trần Đình Long (nhà cách mạng)|Trần Đình Long]] mặc quần áo Tàu, nói [[tiếng Việt]]. Một ủy viên tuyên truyền UBND tỉnh [[Yên Bái]] tên Nguyễn Văn Phúc cũng đã bị bắt cóc, về sau người vợ của ông Phúc đến gặp [[Nguyễn Hải Thần]], và được ông đưa đến gặp [[Vũ Hồng Khanh]] để xin thả chồng mình. Ông [[Vũ Hồng Khanh]] từ chối và nói buột miệng "Ngay đến ông Long gần đây tôi còn chưa cho thả nữa là".</ref>) hay thủ tiêu những người cùng tổ chức có cảm tình với Chính phủ.<ref>[[Võ Nguyên Giáp]], ''Những năm tháng không thể nào quên'', [[Nhà xuất bản Trẻ|Nhà Xuất bản Trẻ]], lưu chiểu tháng 5 năm 2009, trang 103.</ref>
 
[[Quốc hội Việt Nam khóa I|Quốc hội khóa I]] của Việt Nam đã cử ra [[Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa|Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến]] do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch (Hồ Chí Minh đạt số phiếu cao nhất với 169.222 lá phiếu, chiếm 98,4%).<ref>{{Chú thích web|url=http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20160519/la-phieu-ho-chi-minh/1103296.html|tiêu đề=Lá phiếu Hồ Chí Minh}}</ref> Đại biểu quốc hội chủ yếu là nhân sĩ trí thức, người ngoài Đảng. Hồ Chí Minh trở thành [[Chủ tịch nước Việt Nam|Chủ tịch Nước]] Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và với chức danh Chủ tịch Chính phủ [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]], ông cũng đảm nhiệm luôn công việc của [[thủ tướng]]. Chính phủ này, cho tới cuối năm [[1946]], đã trải qua 3 lần thay đổi cơ cấu và nhân sự vào các thời điểm: ngày [[1 tháng 1]]; [[Tháng ba|tháng 3]]; và ngày [[3 tháng 11]].