Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương quốc Macedonia”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 466:
Triều đại của Philippos II và Alexandros Đại đế chứng kiến sự chấm dứt của thời đại Hy Lạp Cổ điển và sự ra đời của nền văn minh Hy Lạp hóa, tiếp theo [[Hy Lạp hóa|sự truyền bá của văn hóa Hy Lạp]] tới khu vực [[Cận Đông]] trong và sau những cuộc chinh phục của Alexandros.<ref>{{harvnb|Anson|2010|pp=3–4}}.</ref> Người Macedonia sau đó di cư tới Ai Cập và các vùng đất của châu Á, thế nhưng sự [[thuộc địa hóa]] mạnh mẽ các vùng đất ngoại quốc đã làm cạn kiệt nguồn nhân lực sẵn có của chính Macedonia, làm suy yếu vương quốc trong các cuộc chiến tranh với những cường quốc Hy Lạp hóa khác, đồng thời góp phần vào sự sụp đổ của nó và sự chinh phục của người La Mã.<ref>{{harvnb|Anson|2010|pp=4–5}}.</ref> Tuy nhiên, sự truyền bá của văn hóa Hy Lạp và ngôn ngữ được củng cố bởi những cuộc chinh phục của Alexandros ở Tây Á và Bắc Phi đã đóng vai trò như là một "tiền đề" cho [[Các cuộc chiến tranh Mithridates|sự bành trướng sau này của người La Mã]] tới những vùng đất đó và [[Người Hy Lạp Byzantine|toàn bộ nền tảng]] cho [[đế quốc Byzantine]], theo Errington.<ref>{{harvnb|Errington|1990|p=249}}.</ref>
 
[[Tập tin:Battle of Issos MAN Napoli Inv10020 n01.jpg|thumb|400px|trái|''[[Tranh khảm Alexandros]]'', một bức [[tranh khảm La Mã]] đến từ [[Pompeii]], Ý, khoảng năm 100{{nbsp}}TCN]]
Các vị vua Macedonia của các quốc gia kế tục như nhà Ptolemaios và Seleukos đã chấp nhận những người đến từ tất cả mọi nơi trong thế giới Hy Lạp như là các chiến hữu ''hetairoi'' của họ và không xây dựng một bản sắc dân tộc như nhà Antigonos.<ref>{{harvnb|Asirvatham|2010|p=104}}.</ref> Các học giả hiện đại đã tập trung vào việc những vương quốc Hy Lạp hóa kế tục này đã bị ảnh hưởng bởi nguồn gốc Macedonia của họ nhiều hơn như thế nào so với các truyền thống của người phương đông hoặc người Hy Lạp miền nam.<ref>{{harvnb|Anson|2010|p=9}}.</ref> Trong khi [[Hiến pháp của người Sparta|xã hội Sparta]] vẫn chủ yếu giống như một hòn đảo và Athens tiếp tục đặt [[hiến pháp của Solon|ra những giới hạn nghiêm ngặt đối với việc có được quyền công dân]], các thành phố Hy Lạp hóa [[chủ nghĩa quốc tế|toàn cầu]] ở châu Á và đông bắc châu Phi đã có một sự tương đồng nhiều hơn với các thành phố của người Macedonia và chứa đựng một hỗn hợp dân cư bao gồm những cư dân bản địa, những người định cư gốc Hy Lạp và Macedonia, các cư dân phương Đông đã Hy Lạp hóa và nói tiếng Hy Lạp, nhiều người trong số họ là thành quả của các cuộc hôn nhân khác chủng tộc giữa người Hy Lạp và cư dân bản địa.<ref>{{harvnb|Anson|2010|pp=11–12}}.</ref>