Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gia Long”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n replaced: Nxb → Nhà xuất bản (4), thứ 2 của → thứ hai của using AWB
Dòng 82:
'''Gia Long''' ({{hn|ch=嘉隆}} [[8 tháng 2]] năm [[1762]] – [[3 tháng 2]] năm [[1820]]), húy là '''Nguyễn Phúc Ánh''' (阮福暎), thường được gọi tắt là '''Nguyễn Ánh''' (阮暎), là vị [[vua]] sáng lập [[nhà Nguyễn]], [[Triều đại]] [[phong kiến]] cuối cùng trong [[lịch sử Việt Nam]]. Ông trị vì từ năm [[1802]] đến khi qua đời năm [[1820]], được truy tôn miếu hiệu là '''Nguyễn Thế Tổ''' (阮世祖), thụy hiệu '''Cao Hoàng Đế''' (世祖 高皇帝)
 
Nguyễn Ánh là cháu nội của chúa [[Nguyễn Phúc Khoát]], vị [[chúa Nguyễn]] áp chót ở [[Đàng Trong]]. Sau khi gia tộc chúa Nguyễn bị [[nhà Tây Sơn|quân Tây Sơn]] lật đổ vào năm [[1777]], ông trốn chạy và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với [[Tây Sơn]] để khôi phục [[triều đại]]. Ban đầu Nguyễn Ánh chịu nhiều thất bại lớn, phải cầu viện quân [[Xiêm|Xiêm La]] và hứa cắt lãnh thổ đất nước cho [[Pháp]] để 2 nước này xuất quân sang đánh Tây Sơn, ông cũng từng hỗ trợ 50 vạn cân gạo cho [[nhà Thanh|quân Thanh]] khi đội quân này kéo sang nước Việt đánh [[nhà Tây Sơn]]. Nguyễn Ánh cùng với [[Lê Chiêu Thống]] là 2 ông vua duy nhất trong [[lịch sử Việt Nam]] đã dẫn đường cho quân đội ngoại quốc đánh vào lãnh thổ đất nước{{fact}}. Việc cầu viện ngoại xâm vì tham vọng cá nhân đã khiến ông bị giới sử học sau này chỉ trích gay gắt.
 
Về sau, nhân lúc Tây Sơn suy yếu sau cái chết đột ngột của vua [[Quang Trung]], ông đã giữ vững được [[Miền Nam (Việt Nam)#Nam Hà|Nam Hà]] và đến năm [[1802]] thì đánh bại Tây Sơn, lên ngôi [[hoàng đế]], lập ra [[nhà Nguyễn]], kết thúc nhiều thế kỷ nội chiến ở Việt Nam. Triều đại của Gia Long đã chính thức sử dụng quốc hiệu [[Các tên gọi của nước Việt Nam|Việt Nam]]. Ông cũng quyết định đóng kinh đô tại [[Cố đô Huế|Phú Xuân (Huế)]] dù vùng này khá chật hẹp và ít dân, một phần vì lo ngại người dân phía Bắc vẫn còn muốn khôi phục [[nhà Hậu Lê]].<ref>Trần Đức Anh Sơn, tr. 18.</ref> Lãnh thổ nước Việt thời Gia Long về cơ bản được định hình giống như ngày nay, kéo dài từ biên giới với [[Trung Quốc]] tới [[vịnh Thái Lan]], bao gồm cả quần đảo [[Quần đảo Hoàng Sa|Hoàng Sa]] và [[Quần đảo Trường Sa|Trường Sa]], tuy nhiên diện tích miền Trung đã bị thu hẹp lại do Gia Long đã đem vùng [[Bồn Man|Trấn Ninh]] (rộng khoảng 45.000&nbsp;km²) cắt cho vương quốc [[Vương quốc Viêng Chăn|Vạn Tượng]] để lôi kéo sự ủng hộ của họ (vùng này ngày nay là [[lãnh thổ]] của [[Lào]]).<ref>[[Khâm định Việt sử Thông giám cương mục]], tr. 552.</ref> Với việc cắt [[Bồn Man|Trấn Ninh]] cho Lào, Gia Long là ông vua trao lãnh thổ đất nước cho ngoại quốc nhiều thứ 2 trong lịch sử Việt Nam (chỉ kém việc chắt nội của ông là [[Tự Đức]] đã cắt cả [[Nam Kỳ Lục tỉnh]] cho [[thực dân Pháp]]).
Dòng 93:
Nguyễn Ánh sinh ra vào thời kỳ nước [[Đại Việt]] bị chia làm hai, lấy ranh giới ở [[sông Gianh]] ([[Quảng Bình]]): từ sông Gianh ra Bắc là Đàng Ngoài có nhà nước của [[nhà Lê trung hưng|vua Lê]] – [[chúa Trịnh]]; lãnh thổ từ [[sông Gianh]] vào Nam là Đàng Trong, nằm dưới sự cai trị của [[chúa Nguyễn]]. Chúa Nguyễn tự đặt chính sách kinh tế, quân sự, tài khóa riêng cho Đàng Trong, dù trên danh nghĩa các chúa Nguyễn vẫn là bề tôi của vua Lê, hàng năm nộp cống và dùng niên hiệu của vua Lê. Ông nội Nguyễn Ánh là Vũ vương [[Nguyễn Phúc Khoát]], chúa thứ 8 của họ Nguyễn. Vũ vương mất năm [[1765]]; trước đó thế tử Nguyễn Phúc Hiệu đã chết, con thế tử là [[Nguyễn Phúc Dương]] còn nhỏ, nên Vũ vương có di chiếu truyền ngôi cho Phúc Luân.{{sfn|Trần Trọng Kim|1971|pp=135-144}} Nhưng quan phụ chính [[Trương Phúc Loan]] tỏ ra chuyên quyền, bèn sửa di chiếu lập con thứ 12 của Vũ vương là [[Nguyễn Phúc Thuần|Phúc Thuần]] làm chúa. Phúc Luân bị bắt giam và chết trong ngục; năm đó Nguyễn Ánh mới 4 tuổi.<ref name="harvnb32" /><ref name="luongkimthanh"/>
 
Khi Nguyễn Ánh được 9 tuổi ([[1771]]), 3 anh em [[Nguyễn Nhạc]], [[Quang Trung|Nguyễn Huệ]], [[Nguyễn Lữ]] dấy binh ở [[Tây Sơn]] chống chúa Nguyễn. Năm ông 13 tuổi ([[1775]]), [[chúa Nguyễn]] bị quân Lê – Trịnh do [[Hoàng Ngũ Phúc]] chỉ huy và quân [[Nhà Tây Sơn|Tây Sơn]] đánh kẹp từ hai mặt. Nguyễn Ánh và 4 anh em trong nhà đi theo [[Nguyễn Phúc Thuần]] chạy vào [[Quảng Nam]] rồi vượt biển vào khu vực [[Gia Định]] (vùng [[Miền Nam (Việt Nam)|miền Nam Việt Nam]] ngày nay).<ref name="harvnb32" /><ref name="luongkimthanh">{{harvnb|Lưỡng Kim Thành|2012|pp=76-77}}.</ref><ref name="tk56">{{harvnb|Thụy Khuê|2017|p=56}}.</ref>
 
Tháng 2 năm [[1777|1776]], Nguyễn Ánh dù còn nhỏ tuổi vẫn được cho giữ chức Chưởng sứ coi binh Tả Dực, và cho dự họp bàn việc quân.<ref name="tk56" />
Dòng 460:
Đối với Vạn Tượng, Việt Nam và Xiêm La hình thành một thế giằng co ảnh hưởng: vua [[Vạn Tượng]] [[Inthavong]] trước kia có cùng hỗ trợ Gia Long đánh Tây Sơn thường tỏ ra ngả về phía Việt Nam nhiều hơn là phía Xiêm dù lúc này cả Xiêm và Việt Nam đều đang có ảnh hưởng tại [[Vạn Tượng]].<ref name="mp100105" /> Gia Long đưa ra nhiều chính sách chiêu dụ Inthavong: tại Việt Nam, Inthavong được đón tiếp dưới danh hiệu [[vua|quốc vương]], trong khi ở Xiêm ông vua này chỉ được gọi là Chao (lãnh chúa); và vào khoảng năm [[1802]] Gia Long công nhận quyền cai trị của Inthavong trên đất [[Xiengkhuang|Xiang Khouang]].<ref name="mp100105" /> Vị vua nối ngôi của Inthavong là [[Anouvong|Chao Anou]] cũng tiếp tục chính sách tương tự, và Việt Nam tuy vẫn đối xử tốt với [[Vạn Tượng]] nhưng vẫn vị nể Xiêm trong vấn đề về Anou.<ref name="mp100105">{{harvnb|Mayurī Ngaosīvat & Pheuiphanh Ngaosyvathn|1998|p=98-100}}.</ref>
 
Năm [[1802]], Gia Long còn đem đất [[Trấn Ninh]] cắt cho [[Vương quốc Viêng Chăn|vương quốc Vạn Tượng]] của A Nỗ ([[Anouvong]]). Phủ Trấn Ninh gồm 8 huyện ở phía tây tỉnh [[Nghệ An]] (chưa rõ bao nhiêu dặm, nhưng ước chừng lớn gấp đôi tỉnh [[Nghệ An]] hiện nay). Đời [[Lê Thánh Tông]] đánh phá [[Ai Lao]] đã lấy đất đặt làm phủ này. Khi Gia Long lên ngôi đã cắt vùng này cho Vạn Tượng để lôi kéo sự ủng hộ.
 
Vua [[Minh Mạng]] (con trai Gia Long) từng khen Trấn Ninh là ''"đất ấy hiểm yếu, đời Lê trước [[Lê Duy Mật]] chiếm giữ hơn 30 năm, [[nhà Lê]] không làm gì được, hình thế vững chắc như thế đấy"''. Minh Mạng biện hộ cho việc Gia Long cắt vùng đất này cho Vạn Tượng là ''"không tính đến tiết nhỏ"''.
Dòng 692:
==Cuộc sống cá nhân==
===Ngoại hình và tính cách===
Tài liệu của L.Barizy, một quan thư lại của triều đình Gia Định, và những người [[phương Tây]] cùng thời khác mô tả ngoại hình Nguyễn Ánh thời trẻ ''"dáng người cao trên trung bình, vóc người tầm thước, vẻ mặt đều đặn, nhẹ nhõm, rất dễ nhìn"'', ''"màu da đỏ hồng, rám nắng vì dầu dãi..."'' <ref name="dt96">{{harvnb|Tạ Chí Đại Trường|1973|p=96}}.</ref> Còn theo [[Michel Đức Chaigneau]], người con trưởng của [[Jean-Baptiste Chaigneau]] và là người từng trực tiếp gặp Gia Long khi ông chừng 50 tuổi, miêu tả Gia Long về già có ''"thân thể cường tráng"'', ''"da trắng"'', ''"mắt sáng"'', ''"tướng đạo mạo đáng kính"'', ''"nét mặt trang nghiêm, có sắc diện"'', ''"dáng điệu rất sang trọng và tính tình hòa nhã"''.<ref>Michel Đức Chaigneau, Souvernirs de Hué, Hồi Ký Huế, NxbNhà xuất bản Thuận Hóa, 2011, tr. 131. Michel Đức Chaigneau 8 tuổi diện kiến Gia Long ở [[Phú Xuân]] (năm [[1811]]) lúc này Gia Long già, gần 50 tuổi.</ref>
 
Quốc sử [[Đại Nam]] thời Nguyễn thì không tả về ngoại hình, chỉ đề cao về mặt tính cách của Nguyễn Ánh với những lời lẽ như sau ''"thông duệ túc thành"'', ''"trung thành hết mực với [[Nguyễn Phúc Thuần|Duệ Tông]], không bỏ chúa lúc nguy hiểm"'', ''"có lòng ham thích học hỏi"'', ''"biết chia ngọt sẻ bùi với thuộc tướng"'', ''"lúc mềm mỏng, lúc cương quyết"'' ''"ứng phó lẹ làng"'' với các tình thế trong cuộc sống, ông có ''"cả những tính cách của một chính trị gia - một võ tướng"'' lãnh đạo một đám quan - binh phức tạp, hỗn độn, nhiều thành phần từ tặc khấu mà ra với đủ sắc tộc ([[Người Việt|Việt]], [[Người Hoa (Việt Nam)|Hoa]], [[Thái Lan|Xiêm]], [[Chăm Pa|Chăm]], [[Malaysia|Mã Lai]], [[Châu Âu|Tây phương]]).<ref name="dt96" /> Quốc sử còn cho biết: Nguyễn Ánh có tài thiện xạ, bắn súng [[điểu thương]] và [[bơi]] rất giỏi.<ref name="dt97">{{harvnb|Tạ Chí Đại Trường|1973|p=96, 97}}.</ref>
 
''Sử ký Đại Nam Việt'', một sách lịch sử nổi tiếng xuất bản tại Sài Gòn đầu [[thế kỷ XX]], ghi nhận ''"ông (Nguyễn Ánh) làm tướng rất khôn ngoan và can đảm".''<ref>Sử ký Đại Nam Việt, NxbNhà xuất bản Saigon Imprimerie de la Misson à Tan Dinh, 1903, tr. 19.</ref> Quyển sử này còn viết: ''"Ngài khốn khó từ lúc bé, phải lưu lạc khắp nơi, chẳng mấy khi được ở yên một nơi nên chẳng kịp học hành là bao nhiêu"'', nhưng cũng ''"rất hay chữ Nho"''. Khi nào thấy việc gì lạ, Nguyễn Ánh liền chăm học cho hiểu. Vốn ngài ''"chẳng biết chữ Tây"'' nên phải nhờ các quan thông dịch và giảng dạy cho hiểu. Nhất là các bản vẽ hình các khí giới và những cách xây đắp thành lũy, đóng tàu và các kiến thức khác. Các sách và địa đồ đã mua từ châu Âu, thì Nguyễn Ánh ''"chăm học mà hiểu hầu hết"''.<ref>Sử ký Đại Nam Việt, NxbNhà xuất bản Saigon Imprimerie de la Misson à Tan Dinh, 1903, tr. 81.</ref> Về điểm yếu, Sử ký Đại Nam Việt cũng nêu Nguyễn Ánh là một người ''"không được vững lòng"'', ví dụ như khi thắng trận ông hay mừng vui thái quá còn lúc thua ông lại dễ nản.<ref name="sk82">Sử ký Đại Nam Việt, NxbNhà xuất bản Saigon Imprimerie de la Misson à Tan Dinh, 1903, tr. 82.</ref> Ngoài ra, ông còn hay ép các quan thuộc cấp làm việc quá nặng nề.<ref name="sk82"/>
 
Georges Taboulet, một giáo viên trung học và nhà nghiên cứu nổi tiếng ở [[Đông Dương]], trong tác phẩm "La Geste française en Indochine: histoire par les textes de la France en Indochine des origines à 1914" (''Sử liệu Đông Dương thuộc Pháp: Lịch sử nước Pháp ở Đông Dương từ khi khởi nguyên tới năm 1914'') viết về con người Nguyễn Ánh: ''"..gan dạ, không thô kệch, dồi dào biến trá trong mọi tình thế. Ý tưởng đúng đắn; không có khó khăn nào ngăn chặn được ông và không có chướng ngại làm có thể làm ông lùi bước... Cử chỉ của ông đối với người ngoại quốc thật dễ thương và hòa nhã. Các sĩ quan dưới quyền ông rất kính phục ông. Ông đối xử với họ rất hòa nhã, thân mật và tốt..."'' <ref>[[Tạ Chí Đại Trường]], Lịch sử nội chiến ở Việt Nam 1771 - 1802, tr. 95.</ref>
Dòng 798:
| 3 || || || [[Nguyễn Phúc Tuấn]]<br>(阮福晙) || ''không rõ'' || Chiêu dung Lâm Thức || style="text-align:left"|Lên 12 tuổi thì mất.
|-
| 4 || '''[[Minh Mạng|Thánh Tổ Hoàng đế]]'''<br>(聖祖皇帝) || '''Nhân Hoàng đế'''<br>(仁皇帝) || Nguyễn Phúc Đảm (阮福膽)<br>Nguyễn Phúc Kiểu (阮福晈) ||[[25 tháng 5]] năm [[1791]] – [[20 tháng 1]] năm [[1841]]||[[Thuận Thiên Cao Hoàng hậu]] ||style="text-align:left"|Hoàng đế thứ 2hai của [[nhà Nguyễn]].
|-
| 5 || Kiến An vương<br>(建安王) || Cung Thuận<br>(恭慎) || [[Nguyễn Phúc Đài]]<br>(阮福旲) ||[[5 tháng 10]] năm [[1795]] – [[14 tháng 11]] năm [[1849]]||[[Thuận Thiên Cao Hoàng hậu]] ||style="text-align:left"|