Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Apartheid”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 16:
Ban đầu, luật Apartheid sắp xếp người dân theo ba nhóm chủng tộc chính: người da trắng, người Bantu hay người châu Phi da đen, và người da màu hay người có nguồn gốc lai. Về sau, người [[châu Á]], [[Ấn Độ]] và [[Pakistan]] cũng được bổ sung thêm thành nhóm người thứ tư. Luật lệ Apartheid xác định quyền hạn, nghề nghiệp và nền giáo dục mà mỗi nhóm người được hưởng. Bộ luật ngăn cấm sự giao thiệp xã hội giữa các chủng tộc, cho quyền phân biệt các điều kiện cộng đồng và phủ nhận bất cứ sự đại diện nào của những người không thuộc nhóm người da trắng trong chính phủ quốc gia. Người nào công khai chống lại Apartheid sẽ bị coi là người [[chủ nghĩa cộng sản|cộng sản]]. Chính phủ đã ban bố những thiết chế an ninh khắc nghiệt khiến nhà nước Nam Phi trở thành một [[nhà nước cảnh sát]].
 
trướcTrước khi Apartheid trở thành luật chính thức, Nam Phi đã có lịch sử lâu dài về sự [[phân biệt chủng tộc]] và quyền uy của người da trắng. Năm [[1910]], đã có hạn chế rằng các thành viên ở quốc hội phải là người da trắng. Và khi bộ luật được thông qua vào năm 1913, số đất của người da đen bị giới hạn xuống chỉ còn 13% tổng diện tích Nam Phi. Rất nhiều người Nam Phi phản đối những hạn chế này. Năm 1912, tổ chức [[Đại hội dân tộc châu Phi]] ANC được thành lập để chống lại những chính sách không công bằng của chính phủ. trong những năm 1950, sau khi Apartheid trở thành bộ luật chính thức, ANC tuyên bố rằng "Nam Phi thuộc về tất cả những người sống trên mảnh đất này, cả người da đen và người da trắng" và đấu tranh đòi bãi bỏ luật Apartheid. Sau những cuộc nối loạn chống Apartheid ở Sharpevill vào tháng 3 năm [[1960]], chính phủ đã cấm tất cả tổ chức chính trị của người Phi da đen, trong đó có ANC.
 
từ năm 1960 đến giữa những năm 1970, [[chính phủ]] đã cố gắng tạo ra Apartheid như một chính sách "tách biệt sự phát triển". Người da đen bị đưa tới những vùng mới thiết lập và những làng quê bị bần cùng hoá - những nơi đã được trù tính để mãi mãi trở thành những khu vực "hạng hai". Người da trắng tiếp tục quản lý hơn 80% số đất. Sự gia tăng bạo lực, đình công, tẩy chay và biểu tình phản đối chống lại Apartheid và sự lật đổ luật thuộc địa của người da đen ở [[Mozambique]] và [[Angola]] đã buộc chính phủ Nam Phi phải buông lỏng các giới hạn.