Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cookie (tin học)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
JN.stnn (thảo luận | đóng góp)
JN.stnn (thảo luận | đóng góp)
thêm các liên kết định nghĩa
Dòng 1:
== Định nghĩa ==
'''Cookie''' (hay còn gọi là http cookie, web cookie, Internet cookie, trình duyệt cookie) là những tập tin một website gửi đến máy người dùng và được lưu lại thông qua [[trình duyệt]] khi người dùng truy cập website đó. Cookie được dùng để ghi nhớ thông tin trạng thái (ví dụ, món hàng trong giỏ hàng mua sắm trên một trang thương mại điện tử), ghi nhớ hoạt động người dùng thực hiện trong quá trình truy cập và duyệt một trang web (ví dụ, những nút bấm hay đường liên kết người dùng tương tác). Cookie cũng đươc dùng để lưu lại cái thông tin khác mà người dùng nhập hay điền vào trang web như tên, địa chỉ, mật khẩu, v.v...
 
Tên gọi "cookie" được đặt bởi nhà lập trình web Lou Montulli. Từ "cookie" có nguồn gốc từ "magic cookie", một thuật ngữ được dùng trong Unix.
Dòng 10:
Session cookie chỉ tồn tại trong bộ nhớ tạm thời khi người dùng duyệt web. Thông thường, trình duyệt sẽ xóa bỏ cookie khi người dùng ngưng phiên duyệt web. Không như các loại cookie khác, session cookie không có thời hạn có hiệu lực. Đó cũng là yếu tố để trình duyệt phân biệt session cookie và các loại khác.
=== Persistent cookie ===
Không như Session cookie, Persistent cookie sẽ hết hiệu lực sau một thời điểm nào đó hoặc sau một khoảng thời gian nào đó được ấn định trước. Trong thời gian có hiệu lực của một persistent cookie, thông tin mà persistent cookie lưu lại sẽ được gửi đến [[máy chủ]] của website mà người dùng truy cập mỗi khi họ duyệt trang đó, hoặc khi họ truy cập một nguồn tài nguyên thuộc website thông qua một website khác (ví dụ, hình ảnh).
=== Secure cookie ===
Secure cookie chỉ có thể được gửi và nhận qua một kết nối được [[mã hoá]] (HTTPS). Các secure cookie không được gửi và nhận qua một kết nối không mã hoá (HTTP).
=== Http-only cookie ===
Http-only cookie không được truy cập bởi các [[giao diện lập trình ứng dụng]] (API) phía người dùng (client-side APIs) như JavaScript.
=== Same-site cookie ===
Same-site cookie là loại cookie chỉ được gửi qua các yêu cầu xuất phát cùng một [[tên miền]] mục tiêu (target domain). Same-site cookie ra đời vào 2016 cùng với sự xuất hiện của [[Google Chrome]] bản 51.
=== Third-party cookie ===
Thông thường, thông tin về tên miền của một cookie sẽ trùng với tên miền được hiển thị ở thanh địa chỉ của trình duyệt. Đây được gọi là first-party cookie (cookie bên thứ nhất). Khác vậy, một third-party cookie (cookie bên thứ ba) sẽ thuộc một tên miền khác với tên miền trên thanh địa chỉ. Các cookie loại này thường gặp trong trường hợp một website hiển thị thông tin từ các website khác, ví dụ như các banner quảng cáo từ website khác.
Dòng 26:
Cookie thường được dùng để quản lý phiên chạy web, cá nhân hoá và theo dõi hoạt động của người dùng.
=== Quản lý phiên chạy ===
Cookie được dùng để quản lý phiên chạy bằng cách ghi nhớ trạng thái của người dùng. Ví dụ về ứng dụng của cookie trong quản lý phiên chạy bao gồm: tình trạng đăng nhập của người dùng, tình trạng giỏ hàng của người dùng, thông tin điểm số [[game]].
=== Cá nhân hoá ===
Cookie cũng được dùng để cá nhân hoá kinh nghiệm người dùng. Website dùng cookie để ghi nhớ các lựa chọn ưa thích mà người dùng thiết lập khi tương tác với website trước đó, ví dụ: màu sắc trang nền của website, ngôn ngữ mặc định.
Dòng 35:
 
=== Quy định chung về bảo mật thông tin (GDPR) của Liên minh châu Âu ===
Việc sử dụng cookie để theo dõi và thu thập thông tin về hoạt động của người dùng web đe doạ sự riêng tư và bảo mật thông tin của người dùng. Vì vậy, các chính sách và quy định về việc sử dụng cookie đã được ban hành ở nhiều nước. Được nhắc đến nhiều trong số này là [[Quy định bảo vệ dữ liệu chung |Quy định chung về bảo mật thông tin (GDPR)]] của [[Liên minh Châu Âu]]. Liên quan đến việc sử dụng cookie, GDPR yêu cầu các công ty phải có sự chấp thuận của người dùng châu Âu về việc các website này dùng cookie để thu thập thông tin về hoạt động người dùng, dù các công ty này có trụ sở hay hoạt động ở bất kỳ nước nào. Trong một nghiên cứu được thực hiện năm 2018 trên 500 website được truy cập nhiều nhất ở mỗi nước trong 28 nước thành viên của Liên minh châu Âu, tỉ lệ các website hiển thị thông báo về việc chấp thuận cookie đã tăng từ 46.1% trong tháng 1 2018 lên 62.1% trong tháng 5 2018 (thời điểm GDPR có hiệu lực){{Citation needed|reason=đang kiểm tra nguồn|date=October 2019}}.
 
=== Hiển thị thông tin cookie ===