Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lạng Giang”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 38:
Từ những ngày đầu triều các vua Hùng, Lạng Giang chưa thành tên gọi. Địa phận của huyện thuộc đất [[Kê Từ]] (bao gồm địa giới hành chính các huyện Lạng Giang, [[Lục Nam]], [[Lục Ngạn]] ngày nay) nằm trong lộ [[Vũ Ninh]]. Tên Kê Từ tồn tại suốt gần một nghìn năm Bắc thuộc; đến [[thế kỷ 11]], được đổi là châu Lạng thuộc lộ [[Bắc Giang]]. Năm [[1407]], châu Lạng đổi thành phủ Lạng Giang, gồm 02 châu: Châu Lạng Giang và châu [[Thượng Hồng]], cai quản 10 huyện, trong đó có huyện [[Bảo Lộc]] chính là đất Lạng Giang ngày nay và một phần của huyện Lục Nam; trụ sở đặt tại làng [[Vôi (thị trấn)|Chu Nguyên]] (thị trấn Vôi ngày nay). Năm [[1889]], [[Đông Dương thuộc Pháp|chính quyền Pháp]] thành lập tỉnh Lục Nam, huyện Bảo Lộc thuộc tỉnh Lục Nam. Ngày 8-9-1891, tỉnh Lục Nam giải thể, huyện Bảo Lộc trả về tỉnh [[Bắc Ninh]].
 
Dưới triều [[Thành Thái]] nhà Nguyễn (1889-1907), huyện Bảo Lộc đổi thành huyện Phất Lộc. Năm [[1924]], chính quyền Pháp đổi huyện Phất Lộc thành phủ Lạng Giang, gồm 13 tổng: Cần Dinh, Đa Mai, Thọ Xương, Đào Quán, Dĩnh Kế, Thịnh Liệt, Lan Mẫu, Trí Yên, Mỹ Cầu, Phi Mô, Mỹ Thái, Thái Đào, Xuân Đám. Phủ lỵ đặt tại phủ Lạng Thương (phố Tiền Giang, phường Lê Lợi, thành phố Bắc Giang ngày nay). Phủ Lạng Giang bao gồm toàn bộ lãnh thổ huyện Lạng Giang ngày nay cùng các xã, phường: Lan Mẫu của huyện Lục Nam; Lão Hộ, Song Khê, Tân Mỹ, Hương Gián, Lãng Sơn, Trí Yên, Đức La, Tam Kỳ, Tân An, Xuân Phú, Tân Tiến của huyện Yên Dũng; Thọ Xương, Dĩnh Kế, Mỹ Độ, Song Mai, Đa Mai, Song Khê, Tân Mỹ, Tân Tiến của thành phố Bắc Giang ngày nay...
 
Ngày 25-3-1948, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra Sắc lệnh số 148-SL, bãi bỏ các danh từ, phủ, châu, quận để thống nhất gọi là huyện. Thực hiện Sắc Lệnh của Chủ tịch nước, phủ Lạng Giang gọi là huyện Lạng Giang. Huyện Lạng Giang khi đó có 30 xã: An Hà, Bảo Đài, Bảo Sơn, Đại Lâm, Đào Mỹ, Dĩnh Kế, Dĩnh Trì, Dương Đức, Hòa Bình A, Hương Lạc, Hương Sơn, Mỹ Hà, Mỹ Thái, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hưng, Phi Mô, Phương Sơn, Quang Thịnh, Tam Dị, Tân Dĩnh, Tân Hưng, Tân Lập, Tân Thanh, Tân Thịnh, Thái Đào, Tiên Hưng, Tiên Lục, Xuân Hương, Xương Lâm, Yên Mỹ.