Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bạch Vân quốc ngữ thi tập”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1:
'''Bạch Vân quốc ngữ thi tập''' ([[Hán Nôm]]: {{ruby|白雲國語詩集|Bạch Vân quốc ngữ thi tập}}) là tên gọi phổ biến nhất được dùng để đặt cho tuyển tập thơ viết bằng [[chữ Nôm]] của Trình quốc công (程國公) [[Nguyễn Bỉnh Khiêm]] (阮秉謙),<ref>Theo một số tài liệu, tuyển tập thơ ''Bạch Vân quốc ngữ thi tập'' còn có những tên gọi khác như ''Trình Quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập'' hoặc ''Trình quốc công Bạch Vân thi tập''. <br/> Trong bài viết “Danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm và văn bản thơ Nôm”, PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) nhận định: “Hiện trong kho sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm có 3 văn bản chép thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm: ''Trình Quốc công Bạch Vân Am thi tập'' 程國公白雲庵詩集, ký hiệu AB.309; ''Bạch Vân Am thi tập'' 程國公白雲庵詩集, ký hiệu AB.157 và ''Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập'' 程國公阮秉謙詩集, ký hiệu AB.635. Trong đó hai bản ''Trình Quốc công Bạch Vân Am thi tập'' 程國公白雲庵詩集, ký hiệu AB.309 và ''Bạch Vân Am thi tập'' 程國公白雲庵詩集, ký hiệu AB.157 đều thống nhất chép 100 bài thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bản ''Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập'' 程國公阮秉謙詩集, ký hiệu AB.635, chép 100 bài thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm và hơn 50 bài thơ Nôm tồn nghi là của Nguyễn Bỉnh Khiêm. So sánh 100 bài thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong 3 thi tập nêu trên, Phạm Văn Ánh nhận xét “về cơ bản đều giống nhau, thậm chí giống cả trật tự các bài (trừ một vài trường hợp không đáng kể)”. Có lẽ do ấn tượng về lời nhận xét của [[Vũ Khâm Lân]] “tất cả đến hơn ngàn bài, ngày nay sót lại độ hơn một trăm”, nên người sưu tập sau này đã dừng lại ở con số 100 là đáng tin cậy. Còn hơn 70 bài thơ Nôm tồn nghi là của Nguyễn Bỉnh Khiêm chép trong ''Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập'' 程國公阮秉謙詩集, ký hiệu AB.635, hiện cũng có nhiều ý kiến khác nhau... Như vậy thơ Nôm cho là của Nguyễn Bỉnh Khiêm từ các nguồn tư liệu là 153 bài, nhưng các nhà nghiên cứu như Bùi Duy Tân, Bùi Văn Nguyên, v.v… cho rằng có khoảng 30 bài trùng nhau giữa thơ Nôm [[Nguyễn Trãi]] và thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bùi Duy Tân nhận xét: “Phần chắc là hai bản thơ Nôm của hai đại gia (Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm) đều là những bản sao đi chép lại ở thời sau, từ sau khi nguyễn Bỉnh Khiêm qua đời 1585 đến trước khi bản Phúc Khê được in 1868, quãng ba bốn trăm năm, quá nhiều thời gian để hai tập thơ (''[[Quốc âm thi tập]]'' và ''[[Bạch Vân am thi tập]]'') có thể lẫn lộn vào nhau”.”</ref> là một nhà thơ lớn đồng thời là một chính khách nhiều ảnh hưởng sống thời [[Chiến tranh Lê-Mạc|Lê-Mạc phân tranh]] (cũng được gọi là thời kỳ [[Nam-Bắc triều (Việt Nam)|Nam-Bắc triều]]) của [[lịch sử Việt Nam]] thế kỷ 16. Tên chữ “Bạch Vân” có nguồn gốc từ tên hiệu của Nguyễn Bỉnh Khiêm ([[tên huý]] của ông là Nguyễn Văn Đạt), “Bạch Vân am cư sĩ” (白雲庵居士). Tác phẩm được đánh giá là một sự kế thừa và tiếp nối xứng đáng tuyển tập thơ Nôm “[[Quốc âm thi tập]]” của [[Nguyễn Trãi]] ở nửa đầu thế kỷ 15, đồng thời đánh dấu một bước phát triển mới trên hành trình hoàn thiện mình của văn học viết Việt Nam. Hai tuyển tập thơ “Bạch Vân quốc ngữ thi tập” ([[chữ Nôm]]) và “[[Bạch Vân am thi tập]]” ([[chữ Hán]]) của ông được coi là một thành tựu lớn của thơ văn trung đại Việt Nam, mở đầu cho một dòng thơ văn giàu tính triết lý, tư duy lý trí - thế sự, bước đầu chạm chân vào hiện thực, đã mô tả xã hội dưới góc nhìn đời tư và đời thường, và là một cống hiến lớn của [[Văn học Việt Nam thời Mạc|văn học thời Mạc]] đối với tiến trình phát triển và hoàn thiện của [[Văn học Việt Nam|văn học dân tộc]].
 
==Hoàn cảnh sáng tác==