Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáng Son”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 186:
Ngay từ nhỏ, nhờ sinh ra trong một gia đình có nền tảng nghệ thuật dân tộc<ref name=":60" /> do đó Giáng Son sớm được tiếp xúc với các làn điệu chèo cổ<ref name="antgct.cand.com.vn" />. Một trong những kỷ niệm âm nhạc sơ khai của Son là cùng chị gái mình biểu diễn các trích đoạn chèo, [[tuồng]] và [[cải lương]]. Lên 5 tuổi, cô được mẹ dẫn vào trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội để quan sát công việc giảng dạy<ref name="antgct.cand.com.vn" />. Khi chứng kiến cảnh sinh viên đóng vai [[Quan Âm Thị Kính (truyện thơ)|Thị Mầu]], cô say mê và bắt chước, thậm chí mẹ còn đưa cô ra làm mẫu cho sinh viên học. Từ đó, các làn điệu dân gian dần gắn bó trong ký ức tuổi thơ<ref>{{Chú thích web|url=https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/nhac-si-giang-son-nghe-thuat-xam-chua-tung-xa-la-527608.ldo|title=Nhạc sĩ Giáng Son: “Nghệ thuật Xẩm chưa từng xa lạ…”|last=|first=|date=ngày 25 tháng 4 năm 2017|website=Lao động|archive-url=|archive-date=|dead-url=|access-date=ngày 14 tháng 10 năm 2019}}</ref>: ''"[...]tuổi thơ của tôi có điểm tựa vững chắc là bố mẹ những người tôi thần tượng và khâm phục"''<ref>{{Chú thích web|url=https://www.youtube.com/watch?v=uZ2Z4Y2jIZA|title=Ghế không tựa Nhạc sĩ Giáng Son|last=|first=|date=ngày 10 tháng 3 năm 2019|website=YouTube|archive-url=|archive-date=|dead-url=|access-date=ngày 14 tháng 10 năm 2019}}</ref>.
 
Nhà giáo nhân dân Hoàng Kiều là người có ảnh hưởng lớn đến con đường âm nhạc của cô. Khi chính ông đã hướng cô đến các giai đoạn trong sự nghiệp âm nhạc<ref name=":47" /> và còn là người hướng dẫn tập piano đầu tiên khi cô lên 5 tuổi<ref name=":36" />. Từ định hướng của ông, niềm yêu thích của Son đã chuyển hướng sang nhạc cổ điển: ''"[...]từ nhỏ tôi đã rất thích chèo, tuồng nhưng bố mẹ lại muốn tôi làm quen với âm nhạc hiện đại, bắt đầu từ cây đàn piano. Mấy năm đầu, tôi ghét học piano lắm, nhưng càng lớn thì càng hiểu, càng ngấm. Nhất là sau này khi học khoa sáng tác trường nhạc viện Hà Nội, càng thấy sự lựa chọn của bố mẹ là đúng"''<ref name=":6" />. Giáng Son cũng từng có thời gian tìm hiểu những công trình nghiên cứu bố cô để lại, điều đó đã giúp cho các sáng tác sau này luôn có tính dân tộc<ref name=":47" /><ref name=":12" />. Nhạc sĩ Đàm Linh cũng ảnh hưởng lớn tới các sáng tác của Son<ref name=":66" />.
 
Thời sinh viên, Son tiếp cận nhiều đến các nghệ sĩ quốc tế, bao gồm [[Scorpions]], Nina Simone, Kurt Elling, [[Diana Krall]], [[Norah Jones]]<ref name=":59" />. Jazzy Dạ Lam là cái tên cũng được cô hâm mộ sau khi nghe album ''Trăng và em''. Ngoài Scorpions, họ đều là nguồn cảm hứng sáng tác cho album phòng thu thứ hai của Son, ''Bóng tối Jazz''<ref>{{Chú thích web|url=http://tamlongvang.laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tuan/giang-son-toa-sang-trong-bong-toi-jazz-389915.bld|title=Giáng Son tỏa sáng trong “Bóng tối Jazz”|last=|first=|date=ngày 24 tháng 10 năm 2015|website=Lao động|archive-url=|archive-date=|dead-url=|access-date=ngày 14 tháng 10 năm 2019}}</ref>.