Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cơ học lượng tử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
'''Cơ học lượng tử''' là một trong những [[lý thuyết]] cơ bản của [[vật lý học]]. Cơ học lượng tử là phần mở rộng và bổ sung của [[cơ học cổ điển|cơ học Newton]] (còn gọi là ''cơ học cổ điển''), là cơ sở của nhiều chuyên ngành [[vật lý học|vật lý]] và [[hóa học]] như [[vật lý chất rắn]], [[hóa học lượng tử|hóa lượng tử]], [[vật lý hạt]]. Khái niệm ''lượng tử'' dùng để chỉ một số đại lượng vật lý như [[năng lượng]] (xem Hình 1) không liên tục mà rời rạc.
 
Cơ học lượng tử là một lý thuyết [[cơ học cổ điển|cơ học]], nghiên cứu về [[chuyển động]] và các đại lượng vật lý liên quan đến chuyển động như [[năng lượng]] và [[động lượng|xung lượng]], của các vật thể nhỏ bé, ở đó [[lưỡng tính sóng-hạt]] được thể hiện rõ. Lưỡng tính sóng hạt được giả định là tính chất cơ bản của [[vật chất]], chính vì thế cơ học lượng tử được coi là cơ bản hơn cơ học Newton vì nó cho phép mô tả chính xác và đúng đắn rất nhiều hiện tượng vật lý mà cơ học Newton không thể giải thích được. {{Cần dẫnchú nguồnthích}}Các hiện tượng này bao gồm các hiện tượng ở quy mô [[nguyên tử]] hay nhỏ hơn ([[hạ nguyên tử]]). Cơ học Newton không thể lý giải tại sao các nguyên tử lại có thể bền vững đến thế, hoặc không thể giải thích được một số hiện tượng vĩ mô như [[siêu dẫn]], [[siêu chảy]]. Các tiên đoán của cơ học lượng tử chưa bao giờ bị thực nghiệm chứng minh là sai sau một thế kỷ. {{Cần dẫnchú nguồnthích}}Cơ học lượng tử là sự kết hợp chặt chẽ của ít nhất bốn loại hiện tượng mà cơ học cổ điển không tính đến, đó là: (i) việc [[lượng tử hóa]] (rời rạc hóa) một số đại lượng vật lý, (ii) [[lưỡng tính sóng-hạt|lưỡng tính sóng hạt]], (iii) [[rối lượng tử|vướng lượng tử]] và (iv) [[nguyên lý bất định]]. Trong các trường hợp nhất định, các [[định luật vật lý|định luật]] của cơ học lượng tử chính là các định luật của cơ học cổ điển ở mức độ chính xác cao hơn. Việc cơ học lượng tử rút về cơ học cổ điển được biết với cái tên [[nguyên lý tương ứng]].{{Cần dẫnchú nguồnthích}}
 
Cơ học lượng tử được kết hợp với [[thuyết tương đối]] để tạo nên ''[[cơ học lượng tử tương đối tính]]'', đối lập với ''[[cơ học lượng tử phi tương đối tính]]'' khi không tính đến [[tính tương đối]] của chuyển động.{{Cần dẫnchú nguồnthích}} Ta dùng khái niệm ''cơ học lượng tử'' để chỉ cả hai loại trên. Cơ học lượng tử đồng nghĩa với vật lý lượng tử. Tuy nhiên vẫn có nhiều nhà khoa học coi cơ học lượng tử có ý nghĩa như cơ học lượng tử phi tương đối tính, mà như thế thì nó hẹp hơn vật lý lượng tử.{{Cần dẫnchú nguồnthích}}
 
Một số [[nhà vật lý]] tin rằng cơ học lượng tử cho ta một mô tả chính xác thế giới vật lý với ''hầu hết'' các điều kiện khác nhau.{{Cần dẫnchú nguồnthích}} Dường như là cơ học lượng tử không còn đúng ở lân cận các [[lỗ đen|hố đen]] hoặc khi xem xét [[vũ trụ]] như một toàn thể. Ở phạm vi này thì cơ học lượng tử lại mâu thuẫn với [[thuyết tương đối rộng|lý thuyết tương đối rộng]],{{Cần dẫnchú nguồnthích}} một lý thuyết về [[tương tác hấp dẫn|hấp dẫn]]. Câu hỏi về sự tương thích giữa cơ học lượng tử và thuyết tương đối rộng vẫn là một lĩnh vực nghiên cứu rất sôi nổi.
 
Cơ học lượng tử được hình thành vào nửa đầu [[thế kỷ XX]] do [[Max Planck]], [[Albert Einstein]], [[Niels Bohr]], [[Werner Heisenberg]], [[Erwin Schrödinger]], [[Max Born]], [[John von Neumann]], [[Paul Dirac]], [[Wolfgang Ernst Pauli|Wolfgang Pauli]] và một số người khác tạo nên.<ref>[https://web.archive.org/web/20060114003635/http://mooni.fccj.org/~ethall/quantum/quant.htm Thall's History of Quantum Mechanics] 14-01-2006</ref> Một số vấn đề cơ bản của lý thuyết này vẫn được nghiên cứu cho đến ngày nay.
 
== Mô tả lý thuyết ==
Dòng 17:
Có nhiều phương pháp toán học mô tả cơ học lượng tử, chúng tương đương với nhau. Một trong những phương pháp được dùng nhiều nhất đó là [[lý thuyết biến đổi]], do [[Paul Dirac]] phát minh ra nhằm thống nhất và khái quát hóa hai phương pháp toán học trước đó là [[cơ học ma trận]] (của [[Werner Heisenberg]]) và [[cơ học sóng]] (của [[Erwin Schrödinger]]).
 
Theo các phương pháp toán học mô tả cơ học lượng tử này thì [[trạng thái lượng tử]] của một [[hệ lượng tử]] sẽ cho thông tin về [[xác suất]] của các tính chất, hay còn gọi là các ''đại lượng quan sát'' (đôi khi gọi tắt là ''quan sát''), có thể đo được. Các quan sát có thể là [[năng lượng]], [[Vị trí (vector)|vị trí]], [[động lượng]] (xung lượng), và [[mô men động lượng]]... Các quan sát có thể là [[liên tục]] (ví dụ vị trí của các hạt) hoặc [[rời rạc]] (ví dụ [[năng lượng]] của [[electron|điện tử]] trong [[nguyên tử]] [[hiđrô|hydrogen]]).{{Cần dẫnchú nguồnthích}}
 
Nói chung, cơ học lượng tử không cho ra các quan sát có giá trị xác định. Thay vào đó, nó tiên đoán một [[phân phối xác suất|phân bố xác suất]], tức là, xác suất để thu được một kết quả khả dĩ từ một phép đo nhất định. Các xác suất này phụ thuộc vào [[trạng thái lượng tử]] ngay tại lúc tiến hành phép đo. {{Cần dẫnchú nguồnthích}} Tuy nhiên vẫn có một số các trạng thái nhất định liên quan đến một giá trị xác định của một quan sát cụ thể. Các trạng thái đó được biết với cái tên là [[hàm riêng]], hay còn gọi là ''trạng thái riêng'' của quan sát đó.
 
Ví dụ, chúng ta hãy xét một [[hạt tự do]], trạng thái lượng tử của nó có thể biểu diễn bằng một [[chuyển động sóng|sóng]] có hình dạng bất kỳ và có thể lan truyền trong toàn bộ không gian, được gọi là [[hàm sóng]]. Vị trí và xung lượng của hạt là hai đại lượng quan sát. ''Trạng thái riêng'' của vị trí là một hàm sóng có giá trị rất lớn tại vị trí ''x'' và bằng không tại tất cả các vị trí khác ''x''. Chúng ta tiến hành đo vị trí của một hàm sóng như vậy, chúng ta sẽ thu được kết quả tìm thấy hạt tại ''x'' với xác suất 100%. Mặt khác, trạng thái riêng của xung lượng lại có dạng một [[sóng phẳng]]. [[Bước sóng]] của nó là ''h/p'', trong đó ''h'' là [[hằng số Planck]] và ''p'' là xung lượng ở trạng thái riêng đó.
 
Thông thường, một hệ sẽ không ở trong trạng thái riêng của bất kỳ quan sát nào mà chúng ta đang quan tâm. Tuy nhiên, nếu chúng ta đo một quan sát, hàm sóng sẽ ngay lập tức trở thành một trạng thái riêng của quan sát đó. Việc này được gọi là sự [[suy sập hàm sóng]]. Nếu ta biết hàm sóng tại một thời điểm trước khi đo đạc thì chúng ta có thể tính được xác suất suy sập vào mỗi trạng thái riêng khả dĩ.{{Cần dẫnchú nguồnthích}} Ví dụ, hạt tự do được đề cập ở trên thường có một hàm sóng ở dạng một [[bó sóng]] có tâm là một vị trí ở ''x<sub>0</sub>'' nào đó, chứ không phải là trạng thái riêng của vị trí hay xung lượng. Khi ta đo vị trí của hạt, chúng ta không thể tiên đoán một cách chính xác kết quả mà chúng ta sẽ thu được. Kết quả thu được có thể, chứ không chắc chắn, nằm gần ''x<sub>0</sub>'' mà ở đó, biên độ hàm sóng là lớn. Sau khi thực hiện phép đo xong, kết quả thu được là ''x'', hàm sóng suy sập vào trạng thái riêng của vị trí nằm tại ''x''.
 
Các [[hàm sóng]] có thể thay đổi theo [[thời gian]]. Phương trình mô tả sự thay đổi của hàm sóng theo thời gian là [[phương trình Schrödinger]], đóng vai trò giống như [[các định luật của Newton về chuyển động|định luật thứ hai của Newton]] trong [[cơ học cổ điển]]. Phương trình Schrödinger áp dụng cho hạt tự do của chúng ta sẽ tiên đoán tâm của bó sóng chuyển động trong không gian với vận tốc không đổi, giống như một hạt cổ điển chuyển động khi không có lực nào tác dụng lên nó. Tuy nhiên, bó sóng sẽ trải rộng ra theo thời gian, điều này có nghĩa là vị trí của hạt sẽ trở nên [[bất định]] và ảnh hưởng đến trạng thái riêng của vị trí làm cho nó biến thành các bó sóng rộng hơn không phải là các trạng thái riêng của vị trí nữa.
Dòng 170:
== Tham khảo ==
{{Tham khảo}}
* Mackey, George Whitelaw (2004). ''The mathematical foundations of quantum mechanics''. Dover Publications. ISBN 0-486-43517-2.
 
== Liên kết ngoài ==
Hàng 187 ⟶ 186:
* [http://www.decoherence.de New developments in the understanding of the quantum-classical relation]
* [http://higgo.com/quantum/laymans.htm A Lazy Layman's Guide to Quantum Physics]
* Mackey, George Whitelaw (2004). ''The mathematical foundations of quantum mechanics''. Dover Publications. ISBN 0-486-43517-2.
{{Kiểm soát tính nhất quán}}
{{Vật lý-footer}}