Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Năm chí tuyến”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 3:
Trên Trái Đất, chúng ta nhận biết được sự tiến triển của [[năm]] [[chí tuyến]] từ sự chuyển động rất chậm của Mặt Trời từ phía nam lên phía bắc và sự quay trở lại. Đường [[chí tuyến Bắc|bắc chí tuyến]] (chí tuyến chòm sao [[Con Cua]]) và [[chí tuyến Nam|nam chí tuyến]] (chí tuyến chòm sao [[Ma Kết]]) là các [[vĩ độ]] cực bắc và cực nam mà Mặt Trời đạt đến trong chu trình của nó. Vị trí của Mặt Trời có thể được đo bằng sự thay đổi mỗi ngày tại thời điểm giữa trưa của độ dài bóng kim của [[đồng hồ mặt trời]] (một cột hay que thẳng đứng hoặc nghiêng theo trục trái đất). Đây là phương pháp "tự nhiên" nhất để tính độ dài của năm với ý nghĩa "sự thay đổi của độ chiếu sáng sinh ra các [[mùa]]".
 
Vì điểm xuân phân lùi lại dọc theo hoàng đạo một cung 50,29" mỗi năm (do [[tiến động|tuế sai]] của trục Trái Đất) nên phải mất 25.770 năm nó mới đi hết một vòng hoàng đạo. Từ đó suy ra 25.770 năm thiên văn = 25.771 năm chí tuyến. Do đó, một năm chí tuyến = 0,999961196 năm thiên văn. Nói cách khác, một năm chí tuyến ngắn hơn [[năm thiên văn]] khoảng 0,000038803 x 365,2564 x 24 x 60 = 20,409 phút (năm [[2000]], sự chênh lệch là 20,409 phút; năm [[1900]] là 20,400 phút).
 
== Các phân biệt cụ thể ==