Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chu (họ)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Phân biệt họ Châu/Chu 周 và Chu/Châu 朱: Họ 朱 không có có cách đọc là Châu
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 34:
}}
 
==Tiểu sử ==
1. Theo Hà đồ vận lục pháp, thời hoàng đế Hiên Viên có vị đại tướng là [[Chu Xương]], đời [[Nhà Thương]] lại có viên Thái sử tên [[Chu Nhậm]]. Con cháu 2 người trên đều lấy Chu (周) làm họ.
2. Thời Tam Đại có [[nước Chu]] (周). Sau khi nhà Chu bị Tần diệt, con cháu lấy Chu làm họ để tưởng nhớ nước cũ.
3. Theo Nguỵ thư, thiên Quan thị chí, thời Nam Bắc triều, Bắc Nguỵ [[Hiến Văn Đế]] (thế kỉ V) chia Thác Bạt thị làm 7 phần cho mỗi huynh đệ 1 phần. Người anh trai thứ nhận họ Hán là Phổ (普), sau được Hiến Đế đổi lại thành Chu (周).
4. Năm Thượng Nguyên nhà Đường, có dân tộc thiểu số mang họ Kị Tá Thì (暨佐时) đã đổi sang họ Chu (周).
5. Thành Du – tiết độ sứ Kinh Nam cuối thời Đường – được Lương Thái Tổ [[Chu Ôn]] ban họ Chu (周) sau khi ông mất.
6. Cũng theo Nguyên Hoà tính toản, chút của Chuyên Húc là Lục Chung có người con trai thứ 5 tên Yến An được vua Đại Vũ ban họ Tào (曹). [[Chu Vũ Vương]] phong cho cháu chắt Yến An là Tào Hiệp đất Chu (邾) để cai trị. Con cháu đã lấy tên nước làm tên họ. Thời Chiến quốc, Chu bị Sở diệt. Người họ Chu (邾) đã lấy họ, bỏ ngữ căn Ấp (阝) để thành chữ Chu (朱) làm tên họ.
7. Con cháu Đan Chu (con cả Đế Nghiêu) đã nhận chữ Chu (朱) làm tên họ.
8. Theo Nguyên Hoà tính toản, con cháu Chu Hổ (một phụ tá của Bá Ích thời Ngu Thuấn) đã nhận chữ Chu (朱) làm tên họ.
9. Con của Đế Ất là Tử Khải được Chu Thành Vương ban đất Tống để cai trị. Năm 286 TCN, Tống bị Tề diệt. Hậu duệ Tử Khải là công tử Chu sống ở Đãng Sơn (Giang Tô). Con cháu nhân đó lấy Chu (朱) làm họ.
10. Theo Nguỵ thư, thiên Quan thị chí và Nguyên Hoà tính toản, thị tộc Khát Chúc Hồn và Khắc Chu Hồn người Tiên Ti ở Lạc Dương đã hợp nhất thành thị tộc Chu, tức họ Chu (朱).
11. Thời Minh, nhiều người được hoàng đế ban cho họ vua (họ 朱).
12. Theo Tính thị khảo lược, họ Chu (舟) bắt nguồn từ tên địa danh Chu Đạo ở nước Sở và Tề cũng như từ tên chức quan Án chu (một chức quan chủ quản về thuyền).
13. Theo Danh mãi thị tộc ngôn hành loại cảo, họ Chu (舟) có nguồn gốc là hậu duệ của Tấn đại phu Chu Chi Kiều.
14. Theo tác giả Hoàng Lê (trong Nhà Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử, 1996), sau khi chúa Trịnh diệt nhà Mạc, con cháu họ Mạc đã phải thay tên đổi họ. Trong đó, chi họ Mạc ở Phú Sơn, Ba Vì, Hà Nội đã đổi sang họ bố nuôi là 朱 rồi thêm bộ 艹 của họ Mạc (莫) làm dấu hiệu nhận biết thành ra họ 茱. Như vậy, có thể xem họ Chu (茱) cũng tồn tại ở Việt Nam.
 
Các triều đại họ Chu
Trung Quốc
[[Hậu Lương]] (907 – 923) – 朱
[[Nhà Minh]] (1368 – 1644) – 朱
[[Nam Minh]] (1644 – 1664) – 朱
 
==Số lượng và phân bố
Phân bố==
– 周: Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Tân Gia Ba (Singapore), Malaysia, Thái Lan, Mĩ, Canada, Anh…
– 朱: Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Tân Gia Ba (Singapore), Malaysia, Myanmar, Mĩ, Canada…
– 茱: Trung Quốc, Việt Nam
– 舟, 邾: Trung Quốc
Số lượng
Những người mang họ Chu sinh sống chủ yếu ở Trung Quốc, trong đó 周 (thứ 10) và 朱 (thứ 14) là 2 họ phổ biến. Ở Hàn Quốc, Chu đứng thứ 43 (họ 朱) và 71 (họ 周) về độ phổ biến theo số liệu của Văn phòng thống kê quốc gia Đại Hàn Dân Quốc năm 2000. Ở Đài Loan, họ 周 đứng thứ 21 và 朱 đứng thứ 33 theo thống kê của bộ Nội chính Trung Hoa Dân Quốc năm 2012. Ở Việt Nam, Chu/Châu cũng là họ tương đối phổ biến.
Tổng cộng, họ 周 có dân số khoảng hơn 29 triệu và họ 朱 là khoảng hơn 20 triệu người. Các họ 舟, 邾 và 茱 có số lượng không đáng kể.
== Phân biệt họ Châu/Chu 周 và Chu 朱 ==
Theo [[Hán Việt tự điển]] của [[Thiều Chửu]], cả 周 và 朱 đều chỉ có một cách đọc là '''Chu'''. Âm đọc [[Hán Việt]] '''Châu''' được giải thích bắt nguồn từ việc kị húy chúa [[Nguyễn Phúc Chu]] nên '''Chu''' được đổi thành '''Châu'''.