Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tên người Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 255:
 
==== Phật giáo ====
Ngoài tên chính, khi tu hành, [[Đại thừa|Phật giáo Đại thừa]] thường có danh hiệu: [[pháp danh]], pháp tự, pháp hiệu và đạo hiệu. Nhưng những người theo [[Tiểu thừa|Phật giáo Tiểu thừa]] thì pháp danh không quan trọng, [[cư sĩ]] và giáo sĩ cấp sa-di vẫn giữ nguyên tục danh. Pháp danh của các tu sĩ Phật giáo tiểu thừa là [[tiếng Phạn]], được phiên âm ra [[Từ Hán-Việt|Hán-Việt]] nhưng giữ nghĩa trong tiếng Phạn.
* '''[[Pháp danh]]''': là danh hiệu do nhà sư đặt cho người xin quy y (tín đồ) hoặc một người xuất gia tu học (tu sĩ). Pháp danh thường đặt khi thọ giới nên còn gọi là giới danh. Một số nhà sư đặt ra các bài kệ để dùng đặt pháp danh cho các thế hệ đệ tử của mình.
* '''Pháp tự''': ngoài pháp danh, tu sĩ khi thọ giới [[sa-di]] thường được thầy đặt cho tên khác để sử dụng hàng ngày gọi là pháp tự. Pháp tự mang ý nghĩa là người đệ tử theo tôn chỉ và nối dòng pháp chính thống của thầy.
* '''Pháp hiệu''': khi đệ tử thọ giới [[Tỉ-khâu|Tỳ kheo]] hay đắc pháp thầy dựa theo đức hạnh hay trí tuệ của người ấy đạt được để ban cho pháp hiệu. Pháp hiệu cũng là tên thụy dùng để đặt cho những tu sĩ có công đức và phẩm hạnh khi viên tịch.