Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trương Quốc Vinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
trương quốc vinh là người khách gia
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 65:
}}
{{Chinese||t= 張國榮| s= 张国荣| p= Zhāng Guóróng| j= Zoeng1 Gwok3wing4}}
'''Trương Quốc Vinh''' ([[phồn thể]]: 張國榮; [[giản thể]]: 张国荣; 12 tháng 9 năm 1956 - 1 tháng 4 năm 2003), còn được biết đến với cái tên quốc tế '''Leslie Cheung''', là nam [[diễn viên]], [[ca sĩ]], [[nhạc sĩ]] nổi tiếng của [[Hồng Kông]]. Không chỉ sở hữu một sự nghiệp âm nhạc và điện ảnh thành công rực rỡ, Trương Quốc Vinh còn được biết đến như một trong những ngôi sao được yêu thích và có ảnh hưởng nhất tại châu Á, được xem như ''"Người đi tiên phong của làng nhạc [[Cantopop]]"''<ref>[http://www.popmatters.com/film/features/030508-cheung.shtml Stephen Kelly, ''"WHY DOES IT HAVE TO BE LIKE THIS?" Leslie Cheung, 1956-2003''], 8 tháng 5 năm 2003</ref><ref name="Leslie Cheung - Lagrer Than Life">[http://www.hkvpradio.com/artists/lesliecheung Leslie Cheung - Lagrer Than Life]</ref>.
 
Năm 2003, anh [[nhảy lầu]] [[tự sát]] tại [[khách sạn]] 24 tầng [[Mandarin Oriental]] ở Hong Kong, khi tuổi đời chỉ mới 46 tuổi. Người ta thấy một bức thư tuyệt mệnh của anh gửi lại, trong đó cho thấy rằng anh đã bị những áp lực tâm lý trong một thời gian dài dẫn đến tự sát. Với một sự nghiệp đang phát triển vượt trội, tin tức về cái chết của anh nhanh chóng làm chấn động đông đảo người hâm mộ trên toàn thế giới.
Dòng 72:
 
==Tiểu sử==
Trương Quốc Vinh sinh ngày 12 tháng 9 năm 1956 tại [[Bán đảo Cửu Long|Cửu Long, Hồng Kông]] với tên khai sinh là Trương Phát Tông (張發宗), sau được cha mẹ đổi lại thành Trương Quốc Vinh. Trương Quốc VinhAnh là con út trong một gia đình trung lưu có mười người con, anh là người khách gia, cha anh là một thợ may nổi tiếng, đã từng may trang phục cho nhiều ngôi sao điện ảnh Mỹ nổi tiếng như đạo diễn [[Alfred Hitchcock]], các tài tử [[William Holden]] và [[Cary Grant]]. Cha mẹ Trương Quốc Vinh [[Ly hôn|ly dị]] khi anh còn khá nhỏ. Năm 13 tuổi, anh được gửi đi học ở [[Anh]], tại Eccles Hall School, và phải đối mặt với nạn [[phân biệt chủng tộc]] tại đây. Anh từng làm phục vụ cho một nhà hàng của những người đồng hương, và đi hát vào mỗi cuối tuần. Đây là thời gian anh chọn tên tiếng Anh cho mình, Leslie. Theo Trương Quốc Vinh, anh chọn cái tên này vì: ''"Tôi rất thích bộ phim ''[[Cuốn theo chiều gió (phim)|Cuốn theo chiều gió]]'', cũng như diễn viên [[Leslie Howard]]. Cái tên đó phù hợp với cả hai giới, nó phi giới tính, nên tôi thích nó."''<ref name="ReferenceA">''Time Asia - Phỏng vấn với Richard Corliss''</ref>
 
Trong một số cuộc phỏng vấn, Trương Quốc Vinh đã từng nói về thời thơ ấu không hạnh phúc của mình: ''"Tôi không có một thời thơ ấu tươi đẹp. Tranh chấp, cãi vã, và không được sống chung nhà; người chăm lo cho tôi là bà tôi." "Khi còn nhỏ, điều làm tôi nghĩ đến nhiều nhất là bố mẹ không ở nhà với mình. Với một đứa trẻ, chẳng bao giờ nó có thể hiểu được tại sao bố mẹ mình lại luôn đi vắng. Đôi khi tôi không chịu nổi điều ấy."''<ref name="ReferenceA"/>
Dòng 89:
 
=== Vươn lên đỉnh cao ===
Năm 1982, Trương Quốc Vinh gia nhập [[Capital Artists]] khi kết thúc hợp đồng với RTV. Đây là lúc [[Trần Thục Phân]] - người vẫn theo Trương Quốc Vinh đến tận sau này - bắt đầu làm quản lý cho anh. Tại Capital Artists, Trương Quốc Vinh cũng gặp được [[Mai Diễm Phương]] - một thần tượng khác của Cantopop, và bắt đầu tình bạn thân thiết lâu năm của họ.
 
Năm 1983, ''Gió tiếp tục thổi'' (風繼續吹) trở thành bài hit đầu tiên của Trương Quốc Vinh. Và năm 1984, ''Monica'' lọt vào danh sách ''Top 10 bài hát được yêu thích nhất''. Ca khúc sôi động này cũng giành được giải ''Top 10 ca khúc vàng tiếng Hoa'' của RTHK. ''Monica'' trở thành đại diện cho một thể loại nhạc mới của Hồng Kông vào giữa thập niên 1980. Người nghe từ đây bắt đầu mong mỏi Cantopop có thêm nhiều bài hát sôi động và mạnh mẽ, mang âm hướng nhạc dance như vậy. Những bài hát khác lọt vào ''Top 10 ca khúc vàng'' của Trương Quốc Vinh còn có ''Ngọn gió tự do'' (不羈的風, album ''Chung tình vì em (''為你鍾情'')'' 1985); ''Có ai đồng thanh'' (有誰共鳴, album ''Ái hoả'' (愛火), 1986) và ''Đương niên tình'' (當年情, ca khúc chủ đề cho bộ phim [[Anh hùng bản sắc (phim 1986)|Anh hùng bản sắc]], album ''Ái hoả'' (愛火), 1986). Ngoài ra, ''Có ai đồng thanh'' còn giành được giải ''Bài hát vàng của năm'' (1986).
Dòng 98:
Năm 1986, Trương Quốc Vinh gia nhập [[Cinepoly Records Hong Kong]] và cho phát hành album ''Summer Romance'' vào năm 1987. Album này đã giành được danh hiệu CD bán chạy nhất trong năm và Album bán chạy nhất trong năm. Thành công của ''Summer Romance'' càng đưa sự nghiệp âm nhạc của Trương Quốc Vinh lên đỉnh cao và giúp anh trở thành một trong hai thần tượng của làng Cantopop lúc bấy giờ cùng [[Đàm Vịnh Lân]]. Năm 1988, ''Im lặng là vàng'' (沉默是金) ra đời, đây là một trong những bài hát nổi tiếng nhất của Trương Quốc Vinh. ''Hot Summer'' (1988), ''Virgin Snow'' (1988), ''Leslie '89'' (''Mặt bên'', IFPI - Album Bán chạy nhất trong năm, 1989), ''Final Encounter'' (1989), và ''Salute'' (1990) là những album nổi tiếng khác mà Trương Quốc Vinh cộng tác với Cinepoly Records. ''Salute'' là album đầu tiên được làm với mục đích phi lợi nhuận bởi một ngôi sao lớn của làng nhạc Hồng Kông. Trong album này, Trương Quốc Vinh chỉ hát lại những bài hát của các ca sĩ khác. Với anh, ''Salute'' chính là cách bày tỏ lòng ngưỡng mộ của mình đối với âm nhạc. Toàn bộ số tiền thu được từ album này, Trương Quốc Vinh đã ủng hộ cho Học viện đào tạo Nghệ thuật biểu diễn Hồng Kông - sau này trở thành Quỹ học bổng Tưởng nhớ Trương Quốc Vinh khi anh mất<ref>[http://www.hkapa.edu/asp/general/general_friends_sponsors.asp Leslie Cheung Memorial Scholarship]</ref>.
 
Cùng với sự nổi tiếng của Trương Quốc Vinh và [[Đàm Vịnh Lân]], fan của cả hai ca sĩ này cũng quay sang "đối địch" lẫn nhau, sự tranh chấp "vị thế" của các fan ra sức ép nặng nề cho cả Trương Quốc Vinh và [[Đàm Vịnh Lân]]. Năm 1988, Đàm Vịnh Lân công khai rút khỏi toàn bộ các giải thưởng của làng nhạc pop. Và năm 1989, Trương Quốc Vinh tuyên bố ý định giã từ sự nghiệp âm nhạc của mình. Anh trở thành ca sĩ đầu tiên có một sêri Nhạc hội từ giã sự nghiệp tại Đại hí viện Hồng Kông, với tổng cộng 33 đêm diễn (Trương Quốc Vinh lúc này vừa được 33 tuổi). Năm 1990, Trương Quốc Vinh rời khỏi Hồng Kông trong lúc sự nghiệp đang ở đỉnh cao và nhập cảnh British Columbia - Canada. Năm 1992, Trương Quốc Vinh trở thành công dân Canada nhưng sau đó không lâu, anh lại rời Canada để quay về Hồng Kông.
 
Trong những 1986 đến 1989, Trương Quốc Vinh tham gia một số phim được xem như kinh điển của điện ảnh Hồng Kông<ref>[http://en.wikipedia.org/wiki/Hong_Kong_Film_Awards The Best 100 Chinese Motion Pictures]</ref>. ''[[Anh hùng bản sắc]]'' (1986, đạo diễn [[Ngô Vũ Sâm]]) với sự tham gia của [[Châu Nhuận Phát|Châu Nhuận Phát]], Trương Quốc Vinh, [[Địch Long]] đã trở thành bộ phim tiên phong cho thể loại "tam kiệt" của Hồng Kông trong thập niên 1980. Trong phim này, anh vào vai Tống Tử Kiệt, một cảnh sát trẻ ngay thẳng và đầy ý chí, ôm trong mình tình cảm cũng như sự oán giận với người anh trai - người mà cậu ta cho rằng đã gây ra cái chết cho cha họ. Vai diễn này giúp Trương Quốc Vinh được công chúng nhìn nhận như một diễn viên chuyên nghiệp.
Dòng 575:
* Trong âm nhạc, Trương Quốc Vinh được gọi là "Elvis của Hồng Kông" <ref name="Leslie Cheung - Lagrer Than Life"/>. Có một sự trùng hợp là, năm [[Elvis Presley]] mất cũng là năm Trương Quốc Vinh bắt đầu sự nghiệp của mình (1977).
* Trương Quốc Vinh đứng thứ nhất trong cuộc bình chọn "Mười người đẹp nhất Hồng Kông" của Commerical Radio<ref>[http://www.asianfilm.org/leslie/AFF_press_leslie.pdf Leslie Cheung Biography]</ref>.
* Năm 1993-1994, Trương Quốc Vinh là người đàn ông duy nhất được bình chọn vào danh sách Bốn nhân vật đẹp nhất Hồng Kông ("Four Peerlessly Beautiful in Hong Kong" - "Tứ đại tuyệt sắc" của Hồng Kông), ba người còn lại là ba phụ nữ: [[Lâm Thanh Hà]], [[Lý Gia Hân]] và [[Quan Chi Lâm]]. Đến năm 2000 Hồng Kông bình tuyển lại "Tứ đại tuyệt sắc", Trương Quốc Vinh vẫn làm người đứng đầu, theo sau anh là ba người đẹp [[Lâm Thanh Hà]], [[Chu Linh Linh]] và [[Lý Gia Hân]] <ref>Hương Cảng Tuyệt Sắc [http://lesliecheung4vn.blogspot.com/2011/12/huong-cang-tuyet-sac.html], Leslie Cheung - Gió Tiếp Tục Thổi</ref>.
* Năm 2010, Trương Quốc Vinh đứng đầu bảng danh sách "19 người đàn ông đẹp nhất của điện ảnh Hong Kong" do trang web CNNGo <ref>19 most beautiful men from Hong Kong cinema [http://www.cnngo.com/hong-kong/play/hottest-men-classic-hong-kong-cinema-754404], CNNGo.com</ref>, trực thuộc [[CNN]], thực hiện.
* Trương Quốc Vinh là ngôi sao châu Á đầu tiên đại diện cho hãng [[Pepsi]].
* Ca sĩ đầu tiên có nhạc hội thứ 100 tại Đại hý viện Hồng Kông vào năm 1997.
* Được công nhận là nghệ sĩ Hồng Kông được yêu thích qua mọi thời đại ở [[Nhật Bản]] và [[Hàn Quốc]].
* Năm 2004, kênh truyền hình [[NHK]] của Nhật Bản xếp Trương Quốc Vinh trong top 50 diễn viên điện ảnh nước ngoài được yêu thích nhất tại đất nước này. Được biết, bộ phim điện ảnh Bá Vương Biệt Cơ đã từng được trình chiếu tại các rạp chiếu ở các thành phố lớn của Nhật Bản trong suốt 7 tháng trời, trong khi những bộ phim khác thông thường chỉ được chiếu trong khoảng 4-5 tuần. Đây được coi là tác phẩm điện ảnh quan trọng nhất của châu Á ở Nhật Bản.
* Trương Quốc Vinh từng tạo nên một hiện tượng quảng cáo kỷ lục ở Hàn Quốc khi hãng chocolate To You sau khi tung ra đoạn quảng cáo có sự xuất hiện của anh đã ngay lập tức tăng 300 lần doanh số. Trường hợp chưa từng có này được đưa vào nhiều sách dạy và nghiên cứu về quảng cáo và Marketing tại Hàn Quốc.
* Diễn viên Hồng Kông đầu tiên được mời vào một bộ phim của Trung Quốc đại lục, ''[[Bá Vương biệt cơ|Bá vương biệt cơ]]'' (1993). Và đây cũng là bộ phim Trung Quốc đầu tiên và cho đến nay vẫn là duy nhất giành được giải Cành Cọ Vàng. Vào năm 2005, bộ phim này cũng được bầu là Phim Trung Quốc được yêu thích nhất mọi thời đại.
* Câu thoại của nhân vật Húc Tử do Trương Quốc Vinh thủ diễn trong tác phẩm A Phi Chính Truyện: "Tôi từng nghe về một loài chim không chân. Loài chim ấy cứ bay mãi, bay mãi. Khi mỏi mệt, nó nương nhờ cơn gió. Nó chỉ đáp xuống một lần duy nhất trong đời, đó là khi nó chết." được Hiệp Hội Điện ảnh Hong Kong chọn là câu thoại kinh điển nhất trong lịch sử điện ảnh Hoa ngữ.
* Trong 10 phim đứng đầu danh sách 100 phim Trung Quốc được yêu thích nhất do khán giả Hồng Kông bình chọn, có 5 phim của Trương Quốc Vinh, và trong top 5, có 4 phim anh là diễn viên chính (#1 - ''[[Bá Vương biệt cơ|Bá vương biệt cơ]]'', #2 - ''[[A Phi chính truyện]]'', #3 - ''[[Anh hùng bản sắc]]'', #5 - ''[[Xuân quang xạ tiết]]'', #6 - ''[[Yên chi khâu]]'')<ref>'Farewell My Concubine' most appreciated in HK
[http://www.chinadaily.com.cn/english/doc/2005-05/27/content_446339.htm], China Daily</ref>
* Thành viên ban giám khảo tại [[Liên hoan phim quốc tế Tokyo]] năm 1993 và [[Liên hoan phim quốc tế Berlin]] năm 1998.
Dòng 590:
* Năm 2006, cuộc bầu chọn album âm nhạc được yêu thích nhất tại Hong Kong được hãng đĩa Universal tổ chức với kết quả 2 album ''Summer Romance'' (1987) và ''Hot summer'' (1988) của Trương Quốc Vinh xếp ở 2 vị trí cao nhất. Thậm chí, số lượt bình chọn cho Trương Quốc Vinh bỏ xa những ngôi sao còn lại được đề cử trong danh sách.
* Năm 2009, Đài Phát Thanh Hong Kong (Radio Television Hong Kong), kênh phát thanh của chính phủ Hong Kong đã tổ chức một cuộc khảo sát về những lý do khiến Hong Kong trở thành điểm đến được yêu thích, và kết quả cho thấy lý do đứng đầu tiên chính là sức hút của Trương Quốc Vinh.
* Được đài CCTV-MTV tại Bắc Kinh -, Trung Quốc gọi là "Asian Biggest Superstar"<ref>Cheung Tops Asia's CCTV-MTV Honors [http://www.allbusiness.com/retail-trade/miscellaneous-retail-retail-stores-not/4392792-1.html], AllBusiness.com, Inc.</ref>.
* Được bầu chọn vào danh sách "10 nghệ sĩ hấp dẫn nhất thiên niên kỷ" ở Hồng Kông.
* Được bình chọn vào top 5 "Biểu tượng âm nhạc toàn cầu" của CNN, gồm có: [[Michael Jackson]], [[The Beatles]], Leslie Cheung (Trương Quốc Vinh), [[Bob Marley]] và [[Elvis Presley]] <ref>Top 5 Global Music Icon [http://edition.cnn.com/2010/SHOWBIZ/Music/08/24/music.icon.gallery/index.html#fbid=te8l4G_YFtf&wom=false], CNN.com</ref>
Dòng 597:
* Được bầu chọn là "Nam diễn viên Trung Quốc được yêu thích nhất trong vòng 100 năm", trong cuộc bình chọn do Henderson Land Development Co. Ltd, Hong Kong Ferry Co. Ltd, HKFAA và UA Cinemas tổ chức nhân Kỷ niệm 100 năm nền điện ảnh Trung Quốc (2005)<ref>'Farewell My Concubine' most appreciated in HK [http://www.chinadaily.com.cn/english/doc/2005-05/27/content_446339.htm], China Daily</ref>
* Sau khi Trương Quốc Vinh mất, hội Red Mission và Leslie Legacy Association được thành lập với nhiều chi nhánh ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Hai tổ chức này luôn có các hoạt động thường niên để tưởng nhớ Trương Quốc Vinh.
* Bức tượng sáp của Trương Quốc Vinh tại Bảo tàng Madame Tussauds Hong Kong được ra mắt vào ngày 31 tháng 3 năm 2004 - kỷ niệm một năm ngày mất của anh. Bức tượng này không được đặt ở phòng "Biểu tượng âm nhạc" lẫn "Sự quyến rũ của Hồng Kông", mà là ở phòng "Các nhân vật lịch sử và Anh hùng dân tộc" (Trương Quốc Vinh là ca sĩ - diễn viên duy nhất có tượng đặt ở phòng này) <ref>[http://english.peopledaily.com.cn/200404/01/eng20040401_139165.shtml HK's Madame Tussauds Unveils Wax Figure of Leslie Cheung]</ref>. Bức tượng sáp được làm theo hình mẫu của nhân vật Trình Điệp Y trong ''[[Bá Vương biệt cơ|Bá Vương Biệt Cơ]]''. Người kéo màn giới thiệu bức tượng là Đường Hạc Đức. Trong buổi trưng bày ra mắt Madame Tussauds Shanghai, bức tượng của Trương Quốc Vinh cũng nhận được nhiều sự quan tâm nhất so với gần 70 bức tượng còn lại.
* Trong một bài nghiên cứu về Vấn đề tự sát tại Hồng Kông, trường hợp của Trương Quốc Vinh được đề cập đến như một sự kiện có thể đã gây ảnh hưởng tiêu cực lên tâm lý công dân Hồng Kông. Theo thống kê, trong tháng 4 năm 2003, có 134 vụ tự sát tại Hồng Kông (dân số lúc bấy giờ là 6,9 triệu người), trong đó có 13 người đề cập thẳng tên Trương Quốc Vinh trong di thư của họ <ref>P. Yip, K. Fu, K. Yang, B. Ip, C. Chan, E. Chen, D. Lee, F. Law, K. Hawton, "The effects of a celebrity suicide on suicide rates in Hong Kong." Journal of Affective Disorders, Volume 93, Issue 1-3, Pages 245-252.
[http://www.sciencedirect.com/science?_ob=MImg&_imagekey=B6T2X-4JXRWY7-1-7&_cdi=4930&_user=409620&_orig=search&_coverDate=07%2F31%2F2006&_sk=999069998&view=c&wchp=dGLbVtb-zSkWz&md5=ed4a8c6a3814ea94eb01f8ff33e40d25&ie=/sdarticle.pdf]</ref>.
* Nhiều fan trên thế giới đã tưởng nhớ Trương Quốc Vinh bằng cách ủng hộ các băng ghế cho công viên ở nơi họ sinh sống. Như công viên Hibiya ở Tokyo, công viên Stanley ở Vancouver,... đều có các băng ghế có ghi lời nhắn từ các fan dành cho Trương Quốc Vinh.
* Có một số bài hát viết về Trương Quốc Vinh, và ca khúc được các fan của anh yêu mến nhất là "Ca Ca" - sáng tác và trình bày bởi Lum Hon Yeung <ref>哥哥 Gor Gor - Memorial Song 2003 [http://www.youtube.com/watch?v=3t9narDxfMU], Youtube</ref>.
 
== Tham khảo ==