Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Mạng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n Đã lùi lại sửa đổi của Cencilus (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Tuanminh01
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 285:
 
Theo [[Việt Nam sử lược]], từ năm [[1838]], vua Minh Mạng cảm thấy không thể nào cấm được các giáo sĩ truyền đạo Công giáo trong nước, ông bèn sai sứ sang [[Pháp]] để điều đình về việc này. Song khi sứ thần Đại Nam tới nơi, [[Hội Thừa sai Paris]] xin vua [[Louis-Philippe I của Pháp|Louis Philippe I]] đừng tiếp. Sứ Đại Nam phải trở về, khi về đến [[Huế]] thì Minh Mạng đã qua đời.
 
Tuy nhiên theo Nguyễn Văn Kiệm trong cuốn [[Triều Nguyễn và lịch sử của chúng ta]] đã đánh giá lại việc cấm đạo của vua Minh Mạng với cái nhìn mới công bằng hơn: Lệnh bắt đạo của Minh Mạng tuy ngặt, có gây khó khăn và thiệt thòi cho tín đồ Công giáo, song trong khoảng hai thập kỷ dưới thời Minh Mạng, không hề diễn ra những cuộc tàn sát lớn đối với dân Công giáo. (...) có thể thấy chính sách của Minh Mạng đối với [[Công giáo]] về đại thể là có lý, có tình và khó có thể chê trách nếu đặt nó vào bối cảnh lịch sử cụ thể của nước ta lúc đó, khi họa xâm lăng đang tới gần. Riêng biện pháp cưỡng chế giáo dân bỏ đạo cùng với những hình phạt kèm theo là quá khắc nghiệt và cũng chính vì thế mà đã thất bại so với yêu cầu. Mặc dù biện pháp cưỡng chế bỏ đạo của Minh Mạng là đáng phê phán, song gọi Minh Mạng là "tên bạo chúa, là kẻ khát máu, là Nero của [[Việt Nam]] là một sự xuyên tạc sự thật lịch sử cần phải được đính chính".<ref>Nguyễn Văn Kiệm, ''Triều Nguyễn và lịch sử của chúng ta'', 2013, Nhà Xuất bản Hồng Đức, tr. 194.</ref>
 
==Mở rộng lãnh thổ Đế quốc Đại Nam==