Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bản danh sách của Schindler”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: cái ác → cái ác (2) using AWB
Dòng 109:
 
==Chủ đề==
Bộ phim khai thác chủ đề về sự đối lập giữa cái thiện và [[ác|cái ác]], thông qua nhân vật chính là một "người Đức lương thiện", một cách xây dựng nhân vật phổ biến của điện ảnh Hoa Kỳ.{{sfn|Loshitsky|1997|p=5}}{{sfn|McBride|1997|p=427}} Trong khi Goeth là một nhân vật gần như độc ác và đen tối hoàn toàn, Schindler đã phát triển từ một kẻ ủng hộ chủ nghĩa phát xít sang một vị cứu tinh và một anh hùng.{{sfn|McBride|1997|p=428}} Từ đó một chủ đề thứ hai đó là sự chuộc lỗi đã nảy sinh trong con người Schindler, biến ông trở thành một người cha mang trọng trách cứu sống hơn một nghìn người.{{sfn|Loshitsky|1997|p=43}}{{sfn|McBride|1997|p=436}}
 
==Sản xuất==
Dòng 187:
''Bản danh sách của Schindler'' nhận được nhiều đánh giá tích cực rộng rãi của cả giới chuyên môn và khán giả, nhiều người đánh giá đây là một thành tựu điện ảnh xuất sắc.{{sfn|Mintz|2001|p=126}} Một số người Mỹ có tiếng như dẫn chương trình đàm thoại [[Oprah Winfrey]] và Tổng thống [[Bill Clinton]] đã khuyến khích người dân xem phim này.{{sfn|McBride|1997|p=435}}{{sfn|Horowitz|1997|p=119}} Các nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã xem bộ phim và một số người đã có các cuộc gặp riêng với đạo diễn Spielberg.{{sfn|McBride|1997|p=435}} Trang web tổng hợp kết quả đánh giá [[Rotten Tomatoes]] cho biết có 97% các nhà phê bình đánh giá tích cực về bộ phim dựa trên 78 bài phê bình, với điểm số trung bình là 9/10. Lời nhận xét chung của trang này viết: "''Bản danh sách của Schindler'' hòa quyện tội ác ghê rợn của chính sách tàn sát người Do Thái của Đức quốc xã với chủ nghĩa nhân đạo rất tế nhị của Steven Spielberg để tạo nên một kiệt tác gây xúc động."<ref name="tomatoes">{{Chú thích web|url=http://www.rottentomatoes.com/m/schindlers_list/|tiêu đề=Schindler's List (1993)|website=Rotten Tomatoes|ngày truy cập=ngày 17 tháng 12 năm 2014}}</ref> [[Metacritic]], trang chuyên đưa ra điểm số đánh giá trung bình cho các phim trên thang điểm 100 dựa trên các bình luận hàng đầu của những nhà phê bình chính thống, cho bộ phim 93 điểm dựa trên 23 đánh giá và kết luận "được hầu hết các nhà phê bình khen ngợi."<ref name="metacritic">{{Chú thích web|url=http://www.metacritic.com/movie/schindlers-list|tiêu đề=Schindler's List Reviews|nhà xuất bản=[[Metacritic]]|ngày truy cập=ngày 16 tháng 12 năm 2014}}</ref> [[Stephen Schiff]], nhà báo viết cho tờ ''[[The New Yorker]]'' gọi đây là bộ phim chính kịch lịch sử xuất sắc nhất về đề tài diệt chủng người Do Thái, một bộ phim sẽ "ghi dấu ấn trong lịch sử văn hóa và sẽ tồn tại mãi."{{sfn|Schiff|1994|p=98}} [[Roger Ebert]] gọi đây là tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất của Spielberg, "các giai đoạn diễn xuất, đạo diễn, biên kịch và thưởng thức đều rất tuyệt vời."{{sfn|Ebert|1993}} [[Terrence Rafferty]], cũng viết cho tờ ''The New Yorker'', ca ngợi "sự táo bạo trong cách kể chuyện cũng như hình ảnh, và sự thẳng thắn trong cảm xúc." Ông cũng nhắc đến diễn xuất của Neeson, Fiennes, Kingsley, và Davidtz với sự tán dương đặc biệt,{{sfn|Rafferty|1993}} và gọi cảnh quay trong phòng tắm tập thể của trại tập trung Auschwitz "là cảnh phim ghê sợ nhất từng được thực hiện."{{sfn|Mintz|2001|p=132}} James Verniere của báo ''[[Boston Herald]]'' cho rằng bộ phim có phần dè dặt và thiếu yếu tố gây xúc động mạnh mẽ, như vẫn coi đây là một "bộ phim đáng giá thêm vào hàng ngũ những tác phẩm về thời kỳ diệt chủng người Do Thái."{{sfn|Verniere|1993}} Trong bài phê bình của mình cho tạp chí ''[[New York Review of Books]]'', nhà phê bình người Anh [[John Gross]] bày tỏ thái độ lo ngại khi cốt truyện của phim đang bị mọi người đa cảm hóa quá mức và sự đa cảm hóa này "đang được đặt không đúng chỗ. Speilberg thể hiện quan điểm đạo đức rõ ràng và nắm bắt cảm xúc đầy đủ trong tác phẩm của mình. Bộ phim là một thành công rực rỡ."{{sfn|Gross|1994}} Mintz lưu ý rằng kể cả những nhà phê bình khó tính nhất cũng phải ca ngợi "những hình ảnh xuất sắc" trong mười lăm phút phim miêu tả lại cảnh di dời người Do Thái khỏi Kraków. Ông miêu tả cảnh phim này là rất "chân thực" và "tuyệt vời".{{sfn|Mintz|2001|p=147}} Ông chỉ ra rằng bộ phim đã góp phần quan trọng trong việc thức tỉnh mọi người nhớ về những tội ác của chế độ Holocaust cũng như nhận thức của các thế hệ sau về giai đoạn lịch sử này khi những nhân chứng sống sót đang lần lượt qua đời, cắt đứt dần sợi dây liên kết với thảm họa trước kia.{{sfn|Mintz|2001|p=131}} Khi phim được phát hành tại Đức đã gây ra những cuộc tranh luận rộng rãi về việc tại sao hầu hết người dân Đức hồi đó không làm gì để giúp người Do Thái.{{sfn|''Houston Post''|1994}}
 
Cũng có nhiều lời chỉ trích bộ phim, hầu hết đến từ giới nghiên cứu chứ không phải truyền thông đại chúng.{{sfn|Mintz|2001|p=134}} Horowitz chỉ ra rằng hầu hết các hoạt động của người Do Thái trong khu tập trung chỉ đơn giản là cho vay tiền, giao dịch trên thị trường đen, hay cất giấu tài sản, từ đó tạo nên một cái nhìn "khuôn mẫu" về đời sống của người Do Thái thời kỳ này.{{sfn|Horowitz|1997|pp=138–139}} Horowitz cũng cho rằng mặc dù cách tái hiện phụ nữ trong bộ phim phản ánh chính xác tư tưởng của Đức quốc xã, song địa vị thấp kém của họ và sợi dây liên kết giữa bạo lực và tình dục chưa được đề cập đúng mức.{{sfn|Horowitz|1997|p=130}} Giáo sư lịch sử [[Omer Bartov]] của [[Đại học Brown]] lưu ý rằng hình thể to lớn và tư tưởng mạnh mẽ của các nhân vật Schindler và Goeth đã làm lu mờ hình ảnh những nạn nhân Do Thái, vốn trong bộ phim là những con người nhỏ bé, chạy lon ton xung quanh và luôn trong trạng thái sợ hãi – nền tảng đơn thuần của cuộc chiến giữa cái thiện và [[ác|cái ác]].{{sfn|Bartov|1997|p=49}} Các tiến sĩ Samuel J. Leistedt và Paul Linkowski công tác tại Đại học [[Université libre de Bruxelles]] gọi Goeth là một nhân vật loạn thần cổ điển trong điện ảnh.{{sfn|Leistedt|Linkowski|2014}}
 
Horowitz chỉ ra rằng sự phân hóa giữa những người tốt "tuyệt đối" và những kẻ xấu "tuyệt đối" khiến người đọc bỏ qua sự thực rằng những kẻ thực thi dưới chế độ Holocaust thực chất cũng chỉ là những người bình thường; bộ phim không đào sâu vào cách hầu hết người Đức thời bấy giờ nhận thức hay ủng hộ/ phản đối chế độ Holocaust.{{sfn|Horowitz|1997|p=137}} Tác giả [[Jason Epstein]] bình luận rằng bộ phim gây ra sự hiểu nhầm rằng nếu người ta thông minh hoặc may mắn thì có thể sống sót sau chế độ diệt chủng; trong khi đây không phải là nhân tố chính.{{sfn|Epstein|1994}} Spielberg đáp lại những người chỉ trích cảnh Schindler bật khóc khi ông tạm biệt công nhân của mình là quá uỷ mị bằng cách chỉ ra rằng cảnh quay đó được thực hiện để mang lại cảm giác về sự mất mát và cho người đọc cơ hội bày tỏ sự xót xa cùng các nhân vật trên màn ảnh.{{sfn|McBride|1997|p=439}}