Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Simone de Beauvoir”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n →‎top: replaced: Fidel Castro → Fidel Castro using AWB
Dòng 23:
Beauvoir vào học triết học ở trường Đại học Sorbonne, Paris. Sau tốt nghiệp, Beauvoir được nhận làm giáo viên ở một trường phổ thông. Năm 1929, trong khi chuẩn bị cho kỳ thi cao học ở trường École Normale Supérieure, Beauvoir gặp Jean Paul Sartre. Beauvoir đã thi đỗ thứ hai sau Sartre. Từ đó, hai người trở thành một đôi tình nhân, nhưng trước mặt người cha của mình, Beauvoir thẳng thừng từ chối lời cầu hôn của Sartre. Mặc dù hai người có một mối quan hệ gắn bó lâu bền, và chính Sartre cũng thừa nhận hai người “chỉ là một”, không chỉ ở sự thống nhất về quan điểm, hoạt động chính trị - xã hội, mà sau khi chết được nằm sát cạnh nhau trong một nấm mồ ở nghĩa trang Montparnasse, Paris, nhưng hai người chưa bao giờ cưới nhau và sống chung với nhau trong một mái nhà, không có con cái với nhau. Tuy nhiên, hai người thỏa thuận cho phép nhau, ngoài “cuộc tình cơ bản” (essential love) giữa hai người, còn có thể tự do quan hệ và có “những mối tình ngẫu nhiên” (contingent loves) với bất kỳ người nào mà mình thích. Có lẽ ''quan niệm về tự do tuyệt đối của cá nhân không dung hợp được với quan hệ hôn nhân là điều mấu chốt của những nhà triết học hiện sinh'' từ những ông tổ của nó như Kierkegaard, Nietzche đến những nhà hiện sinh tiêu biểu như Camus, Sartre, Beauvoir...
 
Beauvoir tham gia cùng với J.P. Sartre và một số người khác sáng lập tờ báo “Thời mới” (Les Temps modernes) để truyền bá chủ nghĩa hiện sinh ra ngoài phong trào văn học. Tuy nhiên Beauvoir cũng viết nhiều tác phẩm văn học riêng và tạo được nguồn kinh phí riêng cho mình để cống hiến cho sự nghiệp văn chương. Bà du lịch nhiều nước như Trung Quốc, Nga, Cuba và làm quen với nhiều nhân vật cộng sản như [[Fidel Castro]], Che Guevara, Mao Trạch Đông, Richard Wright. Bà có quan hệ tình yêu và trao đổi 300 thư từ với Nelson Algren, nhà văn xã hội chủ nghĩa người Mỹ.
 
Năm 1949, Beauvoir bắt đầu nổi tiếng với sự công bố tác phẩm triết học ''Le Deuxième Sexe'' (Giới tính thứ hai). Chuyên luận lần đầu tiên được công bố trong Les Temps Modernes, sau đó được xuất bản thành sách và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Năm 1954, với tác phẩm ''Les Mandarins'', Beauvoir nhận được giải thưởng văn học “Le prix Goncourt”.