Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa hiện sinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 21:
==Các khái niệm ==
 
=== Hiện hữu có trước bản chất (Existence precedes essence) ===
''Xem thêm: [[:en:Existence_precedes_essence|Existence precedes essence]]''
 
Dòng 34:
Định nghĩa về chủ nghĩa hiện sinh của Sartre căn cứ trên cơ sở kiệt tác ''[[Being and Time|Tồn tại và Thời gian]]'' của Heidegger. Trong thư từ trao đổi với Jean Beaufret và sau đó được xuất bản với tên là ''Thư từ về thuyết nhân bản'' (''Letter on Humanism)'', Heidegger ngụ ý rằng Sartre đã hiểu lầm mình vì ý định chủ quan của chính anh ta, và rằng ông không có ý cho rằng hành động quan trọng hơn hiện hữu cho đến chừng nào những hành động đó không phải ánh sự hiện hữu.<ref>{{Cite book|url=https://www.worldcat.org/oclc/26355951|title=Basic Writings: From Being and Time (1927) to The Task of Thinking (1964)|last=Heidegger|first=Martin|publisher=Harper San Francisco|others=Edited by David Farrell Krell|year=1993|isbn=0060637633|edition=Revised and expanded|location=San Francisco, California|pages=|oclc=26355951}}</ref> Heidegger bình luận rằng "sự đảo ngược của một tuyên bố siêu hình vẫn là một tuyên bố siêu hình", điều này có nghĩa ông nghĩ Sartre đã chỉ đơn giản đảo ngược vai trò truyền thống của bản chất và hiện hữu mà không truy vấn về các khái niệm này và lịch sử của chúng theo cách mà Heidegger tuyên bố đã thực hiện.<ref>{{Cite book|url=https://www.worldcat.org/oclc/26355951|title=Basic Writings: From Being and Time (1927) to The Task of thinking (1964)|last=Heidegger|first=Martin|publisher=Harper San Francisco|others=Edited by David Farrell Krell|year=1993|isbn=0060637633|edition=Revised and expanded|location=San Francisco, California|pages=243|oclc=26355951}}</ref>
 
=== Sự phi lý (absurd) ===
''Xem thêm: [[:en:Absurdism|Absurdism]]''[[Tập tin:Sisyphus by von Stuck.jpg|thumb|[[Sisyphus]], biểu tượng của sự phi lý của sự tồn tại, tranh của [[Franz Stuck]] (1920)]]
Quan niệm về sự phi lý ngụ ý rằng không có ý nghĩa nào khác trong thế giới này ngoài ý nghĩa mà chúng ta mang đến cho nó. Sự vô nghĩa này cũng bao gồm cả sự vô đạo đức hay "sự bất công" của thế giới. Quan niệm này đối lập với quan điểm truyền thống của đạo Hồi và Kito giáo, trong đó khẳng định mục đích của cuộc sống là để thực hiện các điều răn của Thiên Chúa.<ref name=":0">{{Cite book|title=Existentialism: A Beginner's Guide|last=Wartenberg|first=Thomas|publisher=One World|year=2008|isbn=9781780740201|location=Oxford|pages=}}</ref> Mục đích đó là những gì mang lại ý nghĩa cho đời sống con người. Sống một cuộc sống phi lý có nghĩa là từ chối việc kiếm tìm hoặc đeo đuổi một ý nghĩa cụ thể nào đó cho sự tồn tại của con người vì chẳng có điều gì như thế cả. Theo Albert Camus, thế giới này hay con người không phải phi lý tự nó. Sự phi lý chỉ xuất hiện thông qua sự kết hợp của cả hai, khi mà sự không tương thích giữa con người và thế giới mà họ sống trong tạo nên sự phi lý của đời sống.<ref name=":0" /> Đây là một trong hai góc nhìn về sự phi lý trong văn học hiện sinh. Góc nhìn thứ hai, được khởi tạo bởi [[Søren Kierkegaard]], cho rằng sự phi lý được giới hạn cho những hành động và lựa chọn của tồn tại người (human beings). Chúng được coi là phi lý vì chúng xuất phát từ tự do của con người, trong khi đồng thời làm xói mòn nền tảng của chính chúng từ bên ngoài .<ref>{{Cite book|title=The A to Z of Existentialism|last=Michelman|first=Stephen|publisher=The Scarecrow Press, Inc.|year=2010|isbn=9780810875890|location=Lanham, Maryland|pages=27}}</ref>
Dòng 42:
Chính từ mối liên hệ với nhận thức tàn khốc về sự vô nghĩa này mà Albert Camus đã tuyên bố trong cuốn Thần thoại về Sisyphus: "Chỉ có một vấn đề triết học thực sự nghiêm trọng, đó là tự sát". Mặc dù "toa thuốc" chống lại hệ quả có hại của sự đối đầu này khác nhau, từ "bước nhảy" (stage) tôn giáo của Kierkegaard đến sự khăng khăng kiên trì bất chấp phi lý của Camus, mối quan tâm của đa số các nhà triết học hiện sinh là giúp ngăn mọi người sống cuộc sống của họ theo cách khiến họ bị đặt trong sự nguy hiểm thường trực của việc thấy mọi thứ có ý nghĩa đều tan vỡ. Khả thể của việc thấy mọi thứ có ý nghĩa đều tan vỡ đặt ra sự đe dọa gây bởi chủ nghĩa tịch tĩnh ([[:en:Quietism_(philosophy)|quietism]]), là thứ vốn đối lập với triết học hiện sinh. Có người nói rằng nguy cơ tự sát biến tất cả con người thành các nhà hiện sinh. Người anh hùng thực sự của chủ nghĩa phi lý sống cuộc sống của họ không cần ý nghĩa, đối diện với sự tự sát mà không chịu khuất phục.<ref>{{Cite journal|title=Suicide and Self-Deception|author=E Keen|publisher=Psychoanalytic Review|year=1973|url=http://www.pep-web.org/document.php?id=PSAR.060.0575A|postscript=<!-- Bot inserted parameter. Either remove it; or change its value to "." for the cite to end in a ".", as necessary. -->}}</ref>
 
=== Kiện tính (facticity)===
''Xem thêm: [[:en:Facticity|Facticity]]''
 
Dòng 55:
Một khía cạnh khác của tự do hiện sinh là mỗi người có thể thay đổi những giá trị của chính mình. Do đó, mỗi người chịu trách nhiệm về những giá trị của chính mình, bất kể những giá trị của xã hội là như thế nào. Việc đặt trọng tâm vào nội dung tự do ([[:en:Freedom|freedom]]) trong chủ nghĩa hiện sinh liên quan đến những giới hạn trách nhiệm mà một người phải chịu, như là hệ quả của tự do của họ: mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm là một mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, và sự làm rõ về tự do cũng làm rõ những điều mà một người phải chịu trách nhiệm. <ref>Từ điển bách khoa Stanford về triết học, chủ nghĩa hiện sinh, [http://plato.stanford.edu/entries/existentialism/#FreVal 3. Tự do và giá trị]</ref><ref>Từ điển bách khoa Stanford về triết học, chủ nghĩa hiện sinh, [http://plato.stanford.edu/entries/existentialism/#IdeVal 3.2 Tính lý tưởng của các giá trị]</ref>
 
=== Tính đích thực (authenticity) ===
''Xem thêm: [[:en:Authenticity_(philosophy)|Authenticity]]''
 
Dòng 64:
Việc "mỗi người nên làm gì" thường được quyết định bởi hình ảnh mà người ta có, về cách một người như chính mình (giả sử, một người quản lý ngân hàng, người thuần hóa sư tử, gái mại dâm, v.v.) làm. Trong [[Tồn tại và hư vô]], Sartre nêu ra ví dụ về một người bồi bàn mang ''đức tin xấu ([[:en:Bad_faith_(existentialism)|bad faith]])'': anh ta chỉ mới đơn thuần tham gia vào "sự trình diễn" về một bồi bàn điển hình, cho dù rất thuyết phục.<ref name="Jean-Paul Sartre 2003">Jean-Paul Sartre, Bản ''thể và hư vô'', Kinh điển Routledge (2003).</ref> Hình ảnh này thường phù hợp với một số dạng chuẩn mực xã hội, nhưng điều này không có nghĩa là tất cả hành động tuân theo các chuẩn mực xã hội đều là không đích thực: Điều chính yếu là thái độ của mỗi người với sự tự do và trách nhiệm của chính mình, và mức độ mà mỗi người hành động tương ứng với sự tự do ấy.
 
=== Người Khác và Cái Nhìn (the Other and the Look) ===
''Xem thêm: [[:en:Other_(philosophy)|Other]]''
 
Dòng 73:
Một đặc điểm khác của Cái Nhìn là không có Người Khác nào thực sự cần phải ở đó: Hoàn toàn có khả năng sàn nhà ọp ẹp không có gì khác ngoài sự chuyển động do ngôi nhà cũ; Cái Nhìn không phải là một loại trải nghiệm thần giao cách cảm thần bí về cách thức thực tế mà người kia nhìn thấy (cũng có thể có ai đó ở đó thật, nhưng anh ta không nhận ra rằng người này ở đó). Đó chỉ là sự phản tư của một người về cách mà người khác có thể nhận ra về anh ta.
 
=== Giận dữ và sợ hãi (angst and dread) ===
''Xem thêm: [[:en:Angst|Angst]]''
 
Dòng 80:
Cũng có thể xem xét khái niệm này trong mối quan hệ với quan điểm trước đó, xem sự giận dữ ở trước sự "không gì cả"(nothing) như thế nào, và đây cũng chính là điều phân biệt nó với sự sợ hãi, vốn có đối tượng gây ra sợ hãi. Trong trường hợp của sự sợ hãi, một người có thể thực hiện các biện pháp dứt khoát để loại bỏ đối tượng gây ra sợ hãi, trong trường hợp của sự giận dữ, không có biện pháp "mang tính xây dựng" nào như thế là khả dĩ. Việc sử dụng từ "không gì cả" trong hoàn cảnh này liên quan đến cả sự bất an vốn có với hậu quả hành động của con người, và cả với thực tế rằng, khi trải nghiệm tự do như là sự giận dữ, một người cũng nhận ra anh ta sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho những hậu quả này. Không có điều gì ở trong con người (chẳng hạn như về mặt di truyền) có thể hành động thay cho họ - mà họ có thể đổ lỗi cho nó khi xảy ra điều gì đó sai. Do đó, không phải sự lựa chọn nào cũng được coi là mang theo những hậu quả đáng sợ có thể xảy ra (và, có thể khẳng định rằng, cuộc sống loài người sẽ không thể chịu đựng nổi nếu mỗi sự lựa chọn đều gây ra sự sợ hãi). Dẫu sao, điều này không thay đổi thực tế rằng tự do vẫn là hoàn cảnh(condition) của mọi hành động.
 
=== Sự tuyệt vọng (despair) ===
''Xem thêm: [[:en:Philosophy_of_Søren_Kierkegaard#Despair|Despair]]''