Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa hiện sinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 106:
 
==== Kierkegaard and Nietzsche ====
[[Søren Kierkegaard|Soren Kierkegaard]] và [[Friedrich Nietzsche]] được xem là những triết gia đầu tiên đặt nền tảng cho phong trào hiện sinh, mặc dù họ chưa từng sử dụng khái niệm "chủ nghĩa hiện sinh(existentialism)" và còn chưa rõ liệu rằng họ có ủng hộ chủ nghĩa hiện sinh của thế kỉ 20 hay không. Họ tập trung vào trải nghiệm chủ quan của con người hơn là những chân lý khách quan của toán học và khoa học, những điều mà họ tin rằng quá xa cách với trải nghiệm thực sự của con người. Giống như [[Pascal (định hướng)|Pascal]], họ quan tâm đến cuộc đấu tranh thầm lặng của mỗi cá nhân với sự vô nghĩa rõ ràng của đời sống và việc sử dụng giải trí để trốn thoát khỏi ''sự buồn chán([[:en:Boredom|boredom]])''. Không như Pascal, Kierkegaard và Nietzsche còn xem xét đến vai trò của việc đưa ra những lựa chọn tự do, đặc biệt khi nó liên quan đến những giá trị và niềm tin căn bản, và xét đến việc những lựa chọn đó thay đổi bản chất(nature) và nhân dạng(identity) của người lựa chọn như thế nào<ref>Luper, Steven. "Existing". Mayfield Publishing, 2000, pp. 4–5 and 11</ref>. [[Hiệp sĩ của niềm tin]] ([[:en:Knight_of_faith|Knight of faith]]) của Kierkegaard và [[Siêu nhân (Nietzsche)|Siêu nhân]] (Overman) của Nietzsche là đại diện của những con người Tự do, họ định ra bản chất cho sự tồn tại của chính mình. Cá nhân lý tưởng của Nietzche sáng tạo những giá trị riêng cho anh ta và tạo ra những tiêu chuẩn mà anh ta hướng đến. Trái lại, Kierkegaard, phản đối sự trừu tượng của Hegel và gần như không thù địch (thực ra là chào đón) với Thiên chúa giáo như Nietzche, lý luận thông qua một tên giả rằng sự chắc chắn khách quan của những sự thật tôn giáo (đặc biệt là Thiên chúa giáo) không chỉ là bất khả, mà thậm chí còn dựa trên nền tảng những nghịch lý mang tính logic. Ông còn tiếp tục hàm ý rằng ''"bước nhảy niềm tin"([[:en:Leap_of_faith|leap of faith]])'' là phương tiện khả dĩ cho mỗi người có thể vươn đến nấc thang cao hơn của sự tồn tại, siêu vượt và bàobao hàm cả giá trị thẩm mỹ và đạo đức của đời sống. Kierkegaard và Nietzsche cũng là tiền nhân của các phong trào trí thức khác, bao gồm [[chủ nghĩa hậu hiện đại]] và một số trường phái [[tâm lý học]]. Dẫu sao thì, Kierkegaard tin rằng mỗi người nên sống phù hợp theo những gì anh ta nghĩ.
 
==== Dostoyevsky và Sartre ====