Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vua Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 13:
Thiên mệnh của vua Trung Quốc chỉ kéo dài đến biên giới Việt – Trung. Theo ý thức thần quyền của hai chế độ quân chủ thì [[biên giới]] này do Trời vạch sẵn và được Trời cũng như các thần bảo vệ. Cả hai nước đều ý thức được tầm quan trọng của đường biên giới này trong việc duy trì quyền lực giữa hai nước và đã giữ được sự cố định truyền thống của nó trong một thời gian rất dài trong lịch sử. Quan hệ triều cống với Trung Quốc được coi là lựa chọn thay thế duy nhất cho đối đầu, chiến tranh hoặc cấm vận kinh tế với giá rẻ nhất.
 
Vì vậy các triều đại phong kiến Việt Nam trên danh nghĩa vẫn là một [[Chư hầu|phiên thuộc]] của [[Triều đại Trung Quốc|các triều đại phong kiến Trung Quốc]], hầu hết các vị vua Việt Nam lên ngôi đều phải chịu [[sắc phong]] của Trung Quốc; hoặc phải để vua Trung Quốc hợp thức hóa vương vị và thần quyền của mình như vua [[Quang Trung]]. Vào lúc loạn lạc thay đổi triều đại ở Việt Nam là cơ hội tốt để các triều đại [[quân chủ]] và [[phong kiến]] phương Bắc mượn cớ giúp vua triều trước, không chịu [[sắc phong]] cho vua mới hoặc đem quân qua can thiệp nhằm chiếm đóng và đô hộ lâu dài nước Việt như thời [[nhà Minh]], [[nhà Thanh]]. Một số vua khác chỉ trị vì trên danh nghĩa, quyền lực thực sự lại nằm trong tay các vị chúa hoặc các đại thần và phe cánh., Hầuhầu hết các vị vua đều được biết bằng [[miếu hiệu]] hoặc [[thụy hiệu]] và [[tôn hiệu]] vắn tắt, những trường hợp vị quân chủ chỉ đặt một niên hiệu trong thời gian tại vị thì sẽ được biết đến bằng [[niên hiệu]]. Có những vị vua tuy thực tế cầm quyền nhưng sau thất bại cho nên không được các sử gia phong kiến công nhận, vì theo quan điểm thời đó họ chỉ là phản tặc hoặc nghịch thần, do đó họ chỉ được gọi theo tước hiệu khi chưa lên ngôi, tước hiệu sau khi bị mất ngôi hoặc gọi thẳng tên huý.
 
Đối với Trung Quốc thì vua Việt Nam có tước hiệu là: