Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Jacques Offenbach”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 23:
[[File:Offenbach and son Auguste.jpg|Offenbach và con trai [[Auguste Offenbach|Auguste]]|nhỏ|trái]]
 
Năm [[1850]], Jacques Offenbach trở thành vị [[nhạc trưởng]] của [[Nhà hát Pháp]]. Tuy nhiên, vì các tác phẩm mang tính chất châm chọc của mình, Offenbach không được lòng của vị quản lý [[sân khấu]] âm nhạc của Paris. Chính vì vướng phải điều này, Offenbach đã phải thuê một nhà hát nhỏ trên [[đại lộ Champs- Élysees]] và đặt tên cho nó là ''[[Nhà hát hí kịch của người Paris]]''. [[Mùa đông]] cùng năm, Offenbach đã nhanh chóng chuyển nhà hát này từ quy mô nhỏ sang quy mô lớn hơn. Tại nhà hát mà ông cho thấy cả tâm huyết của mình, sự nghiệp của ông đã đạt đến đỉnh cao, đặc biệt là với thể loại [[operetta]].
[[File:Jacques Offenbach by Reutlinger, 1871.jpg|Offenbach vào năm 1871|nhỏ|phải]]
Jacques Offenbach là một con người rất có tâm huyết với đất nước ông đang sống, nước Pháp. Thế nhưng, khi [[Chiến tranh Pháp - Phổ]] nổ ra, những gì mà ông nhận được chỉ là những lời mắng nhiếc và sỉ vả. [[Báo chí]] Đức mô tả ông như một kẻ phản bội đất mẹ, còn những người Pháp thì lại mô tả rằng ông đích thực là một [[điệp viên]] của [[Otto von Bismarck]]. Rõ ràng đó là hoàn cảnh khó khăn của nhà soạn nhạc và để đảm bảo an toàn cho cả gia đình mình, Offenbach đưa họ đến [[Tây Ban Nha]]. Sau cuộc chiến tranh thảm khốc đó, Offenbach trở về Paris. Ông vẫn tiếp tục với những tác phẩm làm nên tên tuổi của ông, các vở operetta. Nhưng nó không còn đem lại cho ông những thành công vang dội nữa. Nguyên nhân của vấn đề là ông biến [[hoàng gia]] trở thành trò hề và biến [[quân đội]] thành sự tiêu khiển, những tác phẩm như thế này đã hủy hoại [[Napoleon III của Pháp]]. Những tác phẩm như thế đã đánh dấu sự xuống dốc không chỉ trong sự nghiệp mà trong đời tư của Offenbach. Sự nghiệp không còn được như xưa, sự [[tự do]] bỗng trở thành một thứ gì đó xa xỉ bởi ông đã bị khiển trách, thậm chí đã bị [[cảnh sát]] quấy rầy bởi... lòng trung thành với [[đế chế]] đã sụp đổ. Thật là trớ trêu. Năm [[1875]], ông đã phải tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, may mắn là vào năm [[1876]], ông đạt được thành công nhất định trên [[Hoa Kỳ]]. Trong các buổi biểu diễn kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Offenbach đã thực hiện khoảng 40 buổi trình diễn. Tiêu biểu trong thời điểm đó là hai tác phẩm ''[[Đời sống Paris]]'' và ''[[Cô hàng nước hoa xinh đẹp]]''.