Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đường giới hạn khả năng sản xuất”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 7:
[[Tập tin:Production Possibilities Frontier Curve Pareto.png|Các điểm nằm trong, trên và ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất|nhỏ|phải]]
Nhìn vào hình bên, ta thấy các điểm trên đó có gì đặc biệt? Vị trí của chúng cho ta biết rất nhiều điều. Nếu ta đang không sử dụng hết nguồn lực của mình, ta sẽ rơi vào trạng thái mà điểm A thể hiện. Nếu ta sử dụng hết nguồn lực của mình, ta sẽ có trạng thái của các điểm B, C, D, E, F. Còn điểm X là điểm thể hiện sự vượt giới hạn khả năng sản xuất. Đây được gọi là điểm bất khả thi. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta hoàn toàn có thể đạt đến điểm này. Chúng ta cần nhớ rằng chúng ta đã giả định là nguồn lực không hề thay đổi. Thử nghĩ xem, nếu chúng ta tăng được số lượng và chất lượng của [[lao động]], đồng thời cải tiến [[công nghệ]] sản xuất, chúng ta có thể đạt tới điểm X không? Hoàn toàn có thể. Tại các điểm như điểm X, chúng ta có thể sản xuất hai sản phẩm với số lượng nhiều hơn mỗi loại. Tập hợp các điểm như thế lại tạo cho chúng ta một đường giới hạn sản xuất mới, càng "lõm về phía trục tọa độ" như các [[nhà kinh tế học]] đã diễn giải.
==Độ dốc==
Đây là một trong những đặc điểm mà chúng ta phải nghĩ tới khi [[nghiên cứu]] về đường giới hạn khả năng sản xuất. Đây là đặc điểm cho biết chi phí cơ hội khi ta hy sinh một lượng của hàng hoá này để sản xuất một lượng của hàng hóa khác (ví dụ như ta hy sinh một số lượng thực phẩm để sản xuất một lượng máy tính như ví dụ ở trên). Độ dốc được tính bằng thương giữa hiệu tung độ của hai điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất và hiệu hoành độ của hai điểm đó.
 
.
Nếu bạn tiếp tục quan sát vào hình liên quan đến các điểm trong, trên và ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất, bạn sẽ thấy một điều thú vị. Nếu bạn đo đạc kỹ, bạn có thể thấy độ dài các đường BE, ED, DF, FC đều bằng nhau. Thế nhưng, những thứ sau đây sẽ khác nhau đấy. Lấy đường song song với trục tung bắt đầu từ B làm chuẩn, ta sẽ nhìn vào các đường song song với trục hoành bắt đầu từ E, D, F và C. Gọi giao điểm của chúng với đường chuẩn kia là E', D', F' và C'. Ta có thể thấy rằng BE' ngắn hơn ED', ED' lại ngắn hơn DF' và đến lượt mình, DF' lại có độ dài nhỏ hơn FC'. Quan sát đó cho thấy độ dốc càng ngày càng tăng, chứng tỏ rằng khi ta thực hiện việc hy sinh một sản phẩm để sản xuất một sản phẩm khác, chi phí cơ hội tăng lên.
==Chú thích==
{{tham khảo}}