Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa hiện sinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 111:
Tác giả người Nga [[Fyodor Mikhaylovich Dostoyevsky|Fyodor Dostoyevsky]] là tác giả văn học quan trọng đầu tiên của chủ nghĩa hiện sinh<ref name=":1" />. Trong ''Bút ký dưới hầm'' (''[[:en:Notes_from_Underground|Notes from Underground]])'', Dostoyevsky miêu tả về một người đàn ông không thể hòa nhập vào xã hội và cảm thấy không hạnh phúc với danh tính mà anh ta tự tạo cho mình. [[Jean-Paul Sartre]], trong cuốn sách ông viết về chủ nghĩa hiện sinh ''Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản ([[:en:Existentialism_Is_a_Humanism|Existentialism is a Humanism]])'', có dẫn lại cuốn ''[[Anh em nhà Karamazov]]'' của Dostoyevsky như một ví dụ của ''khủng hoảng hiện sinh([[:en:Existential_crisis|existential crisis]])''. Sartre trích dẫn lại tuyên bố của Ivan Karamazov "Nếu chúa không tồn tại, tất cả đều được phép"<ref>Sartre, Jean-Paul. ''Existentialism is a Humanism''<nowiki>http://www.marxists.org/reference/archive/sartre/works/exist/sartre.htm</nowiki> ; Retrieved 2012-04-01.</ref>, coi đó là câu của Dostoyevsky, mặc dù câu này không xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết<ref>Zizek, Slavoj. "If there is a God, then everything is permitted". Archived from the original on 2015-04-17</ref>. Dẫu sao, một thái độ tương tự như thế đã được nêu ra rõ ràng khi Alysosha thăm Dimitri ở trong tù. Dimitri đề cập đến những cuộc đối thoại của anh với Rakitin trong đó có ý tưởng rằng: "Vậy thì, nếu Ông ấy không tồn tại, con người là vua của trái đất, của vũ trụ"<ref>Dostoyevsky Fyodor. "The Brothers Karamazov".</ref>. Điều này khiến cho trích dẫn của Sartre trở nên chấp nhận được. Các tiểu thuyết khác của Dostoyevsky, khi kể các câu chuyện khác nhau từ chủ nghĩa hiện sinh thế tục, cũng đề cập đến những vấn đề được đặt ra trong triết học hiện sinh: ví dụ, trong ''[[Tội ác và hình phạt|Tội ác và Hình phạt]]'', nhân vật chính Raskolnikov trải qua khủng hoảng hiện sinh và sau đó đến với thế giới quan Chính thống giáo Kito tương tự như chủ trương của Dostoyevsky<ref>Rukhsana., Akhter,. ''Existentialism and its relevance to the contemporary system of education in India : existentialism and present educational scenario''. Hamburg. ISBN <bdi>3954892774</bdi>. OCLC 911266433.</ref>.
 
=== ThếNửa đầu thế kỷ XX ===
Trong những thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XX, một số nhà văn và triết gia đã phát triển thêm về các ý tưởng của chủ nghĩa hiện sinh. Triết gia người Tây Ban Nha Miguel de Unamuno y Jugo trong cuốn sách xuất bản năm 1913 của ông ''Cảm giác bi thảm của cuộc sống của con người và các quốc gia'' (''The Tragic Sense of Life in Men and Nations),'' tập trung vào cuộc sống "bằng xương bằng thịt" đối lập với cuộc sống của chủ nghĩa duy lý trừu tượng. Unamuno bác bỏ triết học hệ thống để ủng hộ cuộc tìm kiếm đức tin cá nhân. Ông giữ lại cảm giác về sự bi thảm, thậm chí phi lý của cuộc tìm kiếm, đại diện bởi mối quan tâm lâu dài của ông với nhân vật Don Quixote của Cervantes. Là một tiểu thuyết gia, một nhà thơ và nhà biên kịch cũng như giáo sư triết học của đại học Salamanca, Unamuno đã viết một truyện ngắn về cuộc khủng hoảng đức tin của một mục sư, ''Saint Manuel the Good, Martyr.'' Truyện này đã được lưu lại trong tuyển tập truyện hư cấu hiện sinh. Một nhà tư tưởng người Tây Ban Nha khác, Ortega y Gasset, viết vào năm 1914, rằng sự hiện hữu của con người phải luôn luôn được định nghĩa bởi con người cá nhân kết hợp với hoàn cảnh cụ thể của cuộc đời anh ta: "''Yo soy yo y mi circunstancia''" ("Tôi là chính tôi và hoàn cảnh của tôi"). Sartre cũng như vậy tin rằng sự hiện hữu của con người không phải là một vấn đề trừu tượng mà luôn là một vấn đề mang tính hoàn cảnh (''"en situation"'').
 
=== Nửa sau thế kỷ XX ===
Sau [[chiến tranh thế giới thứ hai|chiến tranh thế giới lần thứ hai]], chủ nghĩa hiện sinh trở thành một phong trào triết học và văn hóa nổi tiếng, chủ yếu thông qua hai ngòi bút Pháp nổi tiếng: [[Jean-Paul Sartre|Jean Paul Sartre]] và [[Albert Camus]]. Họ viết những tiểu thuyết, vở kịch bài báo cũng như những tác phẩm chuyên ngành. Trong những năm này, tác phẩm [[tồn tại và thời gian]] của Heigegger trở nên nổi tiếng ngoài nước Đức.