Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đặng Quang Vinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 41:
 
Theo báo cáo tư liệu thống kê về mức thu nhập của các ngôi sao điện ảnh, thì nhờ vào độ nổi tiếng của mình, mà thù lao mỗi phim Đặng Quang Vinh nhận được là 150,000 đô la Hồng Kông (khoảng hơn 20, 000 USD), là ngôi sao Hồng Kông được trả cát sê cao nhất trong thập niên 70. Tại thị trường Đài Loan ông cũng là ngôi sao chiếm lĩnh thị trường này với mức thù lao lên đến 180,000-200,000 đô la Hồng Kông (khoảng hơn 25,000 USD) mỗi phim. Năm 1974, phỏng vấn cho một tờ tạp chí, Quang Vinh từng nói có khi cùng lúc ông đóng đến 6 phim. Tuy nhiên mỗi ngày ông chỉ đóng một phim nên gây khó cho các nhà sản xuất<ref name=" Đặng Quang Vinh - 'đại ca showbiz " /><ref name=" Chân dung tài tử kiêm mafia điển trai " />.
Năm 1974, Quang Vinh không chỉ đóng chính trong phim ''Splendid Love in Winter'' với Chân Trân mà còn là nhà sản xuất của bộ phim. Cùng năm đó, bộ phim hợp tác với Mỹ là ''[[Dynamite Brothers]]'' cũng đã được phát hành. Trong phim ông cộng tác với diễn viên Mỹ [[Timothy Brown]] và [[Ngô Hán Chương]]. Cuối những năm 70, sự nghiệp của ông tiếp tục thành công rực rỡ ở cả thị trường Hồng Kông lẫn Đài Loan. Năm 1977, Quang Vinh đóng chính trong bộ phim tình cảm lãng mạn của đạo diễn John Lo Mar ''Impetuous Fire'', đóng cặp với ngôi sao tuổi teen đang lên Dư An An. Bộ phim được quay chủ yếu tại Ma Cao, kể từ phim này ông bắt đầu mở rộng việc kinh doanh tại đây. Sau đó vào năm 1977, ông thành lập hãng phim The Wing-Scope Company<ref name=" Đặng Quang Vinh đại ca showbiz" /><ref name=" Chân dung tài tử kiêm mafia điển trai " />.
===Thập niên 80-90ː Siêu sao phim hành động, nhà sản xuất lừng danh===
Năm 1987, Đặng Quang Vinh thành lập một hãnh phim khác, [[In-Gear Film Production Co., Ltd.]], cùng với anh trai của ông là nhà sản xuất [[Rover Tang]], và tiếp tục với vai trò diễn viên chính kiêm nhà sản xuất, và xây dựng hình ảnh siêu sao hành động vô cùng thành công. Các tác phẩm gây tiếng vang của ông trong thập niên 80 -90 bao gồm ː ''Hoàng Họa'' (1984), ''Giang hồ hổ đấu '' (1987), ''Tái chiến giang hồ'' (1990), ''Long đằng tứ hải'' (1992) , ''[[Gangland Odyssey]]'' (1992) và ''Hành động Hắc Báo'' (1993). Ông cũng sản xuất hai bộ phim do [[Vương Gia Vệ]] đạo diễn là ''[[Vượng Giác các môn]]''(1988) và ''[[A Phí chính truyện]]'' (1991).
Dòng 49:
 
==Những năm sau đóː kinh doanh nhà hàng, hoạt động từ thiện và đấu tranh dân chủ==
Sau khi về hưu từ năm 1994, hãnh phim [[Media Asia Group]] đã giành quyền phát hành độc quyền các bộ phim của hãng In-Gear của ông dưới dạng DVD. Từ cuối thập niên 90, Đặng Quang Vinh đã bắt đầu theo đuổi sự nghiệp thứ hai của mình là kinh doanh nhà hàng. Ngoài ra, ông còn là nhà hoạt động từ thiện tích cực ở cả Hồng Kông lẫn Đại Lục với tư cách cá nhân cũng như thành viên của Hiệp hội từ thiện [[Rotarian]]. Theo cuốn hồi ký của nhà hoạt động dân chủ [[Szeto Wah]], Đặng Quang Vinh là người hỗ trợ về mặt tài chính cũng như vật chất đáng kể để những sinh viên hoạt động chính trị có thể trốn thoát khỏi Trung Quốc từ sau sự kiện [[Thảm sát Thiên An Môn]]. Szeto từng nói Đặng Quang Vinh đã dùng ảnh hưởng của mình tại Ma Cao để giúp đỡ phong trào hoàng động dân chủ [[Operation Yellowbird]] (Hoàng Tước hành động) và cá nhân cũng bỏ tài chính ra giúp đỡ để mọi người có thể tiết kiệm thời gian, nhưng ông chưa từng công khai mà bí mật giúp đỡ hoạt động này.<ref name=" Đặng Quang Vinh đại ca showbiz" /><ref name=" Chân dung tài tử kiêm mafia điển trai "/>
 
==Đại ca xã hội đen và đại ca của cả làng giải trí Hồng Kông==