Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồ Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Xuongkhopbn (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Newone
Thẻ: Lùi tất cả
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 80:
Ở một số tài liệu khác lại ghi chép rằng, người trừ con cáo chín đuôi ở Tây Hồ khi ấy là Huyền Thiên Chấn Vũ, vị thánh sau này được thờ tại đến Quán Thánh, ngay gần hồ Tây.
 
'''Hồ Kim Ngưu''' dựa theo truyền thuyết hồ Trâu Vàng. Truyện kể về một người khổng lồ hết sức to lớn, sức khỏe phi thường, muôn người không địch nổi, ông xuất gia làm thiền sư, đó chính là thiền sư [[Minh Không]].<ref>[http://nld.com.vn/phong-su-ky-su/huyen-thoai-ho-ha-noi-20101005100026591.htm Huyền thoại hồ Hà Nội]</ref> Thiền sư Minh Không sang Tàu chữa bệnh cho con vua Tống. Khi công việc hoàn thành, vua muốn trả ơn. Nhà sư chỉ xin một ít đồng đen cho vào tay nải. Vua Tàu đồng ý cho thiền sư tự ý vào kho lấy đồng. Thiền sư đã lấy tất cả đồng đen trong kho bỏ vào tay nải và thả nón tu lờ làm thuyền, bơi về nước Nam. Về đến Thăng Long, ông dùng số đồng đó đúc thành bốn thứ bảo khí nhà Phật: Tượng Phật cao 6 trượng, chóp đỉnh tháp Báo Thiên chín tầng, đỉnh đồng có đường kính 10 sải tay và một quả chuông đồng cực lớn. Chuông đúc xong, đức vua sai ông đánh một hồi chuông dài để báo hiệu cho dân chúng biết tin vui nước nhà đang thái bình thịnh trị! Tiếng chuông ngân đến tận kinh đô bên Tàu. Nghe tiếng chuông con trâu bằng vàng to lớn nằm trước kho đồng bên Tàu tự dưng bừng tỉnh "Đồng đen là mẹ của vàng" ngỡ là tiếng mẹ gọi nó liền vươn mình phóng thẳng xuống phương Nam tìm đến quả chuông khổng lồ, quần mãi xung quanh. Trâu vàng quần quanh mãi mà vẫn không thấy, khiến cho cả một vùng đất lớn quanh quả chuông sụt xuống thành một vùng hố sâu. Quả chuông sau một hồi cũng đổ sụp xuống hố sâu. Trâu vàng cũng theo đó nhảy xuống và nằm bên cạnh, chẳng bao lâu sau vùng đất bị trâu vàng dẫm sụt, nước tràn đầy trải rộng thành một hồ nước mênh mông. Từ đó, quả chuông cứ nằm mãi dưới lòng hồ không ai vớt lên nổi và trâu vàng vẫn cứ nằm mãi bên cạnh quả chuông dưới đáy nước sâu mà không quay về phương Bắc nữa. Do vậy người ta bèn đặt tên cho hồ là hồ Kim Ngưu.<ref>Hồn sử Việt, Trang 56</ref><ref>[http://www.vn.net/article.php/20051221201856760 trâu vàng Hồ Tây]</ref> Thiền sư [[Lý Quốc Sư|Minh Không]] về sau được thợ đúc đồng vùng Ngũ Xá (nay ở Đông Nam hồ Trúc Bạch) thờ làm tổ sư nghề đúc đồng. [[Đình Ngũ Xá]] thờ tổ sư [[Lý Quốc Sư|Minh Không]] hiện nằm trên phố Nguyễn Khắc Hiếu, [[chùa Ngũ Xá]] nằm trên phố Ngũ Xá đều thuộc phường Trúc Bạch. Trong đình có tượng tổ sư bằng gỗ cao 1m70, trong chùa có pho tượng đồng A Di Đà cao 3m95, chu vi 11m60, nặng 10 tấn. Đây là pho tượng đồng lớn nhất Việt Nam hiện nay.<ref>Hồn sử Việt, trang 57, ngày nay vị trí bức tượng phật bằng đồng lớn nhất Việt Nam được xác nhận là bức tượng phật được đạt tại chùa Bái Đính ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình</ref>
 
Trong dân gian còn truyền tụng câu: