Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Học viện Nông nghiệp Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 170:
#* TT Liên ngành và PTNT
#* Trung tâm Giống vật nuôi chất lượng cao
 
==Các khoa và chuyên ngành đào tạo==
===Khoa Nông học===
[[Tập tin:Học viện nông nghiệp việt nam 2.jpg|nhỏ|280x280px]]
 
Khoa Nông học là một trong ba khoa được thành lập đầu tiên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Khoa Nông học, tiền thân là Khoa Trồng trọt, được thành lập từ năm 1956. Đến năm 1997 khoa chính thức đổi tên thành Nông học như hiện nay.
====Chức năng nhiệm vụ ====
1. Đào tạo kỹ sư Nông nghiệp với 6 chuyên ngành: (1) Khoa học cây trồng, (2) Bảo vệ thực vật, (3) Chọn giống cây trồng, (4) Công nghệ Rau - Hoa - Quả, (5) Cử nhân Nông nghiệp, (6) Dâu tằm – nuôi ong mật. Từ năm học 2006 - 2007 đến nay khoa được giao thực hiện Chương trình đào tạo tiên tiến (CTTT) Khoa học cây trồng (crop Science) hợp tác với Đại học UC-DAVIS (UCD) - California (Hoa Kỳ) và Chương trình đào tạo hướng nghiệp Công nghệ rau hoa quả và thiết kế cảnh quan.
 
2. Đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ 3 chuyên ngành: (1) Kỹ thuật trồng trọt, (2) Bảo vệ thực vật, (3) Chọn giống cây trồng.
 
3. Làm công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng về cây trồng, chọn giống cây trồng và bảo vệ thực vật phục vụ sản xuất nông nghiệp nước nhà.
 
 
====Cơ sở vật chất====
 
- 40 phòng làm việc với tổng diện tích sử dụng trên 1400m2
 
- 13 phòng thí nghiệm, trong đó:
 
01 phòng thí nghiệm Khoa học cây trồng (do CTTT tài trợ)
 
01 phòng thí nghiệm chuyên ngành giống (do DANIDA tài trợ)
 
Phòng Thí nghiệm bệnh lý thực vật (do ACIAR tài trợ)
 
10 phòng thí nghiệm trực thuộc các bộ môn
 
- Vườn thực vật rộng 3 ha
 
- Vườn tiêu bản rộng 1,1 ha
 
- Khu thí nghiệm đồng ruộng 4,3 ha
 
- 11 nhà lưới với diện tích mặt bằng trên 2000m2
 
- 01 phòng máy tính với 40 máy tính nối mạng internet
 
Đội ngũ cán bộ khoa hiện có 103 người, trong đó có 17 GS&PGS-TS, 25 Tiến sĩ và 26 Thạc sĩ
====Các chuyên ngành đào tạo====
[[Hệ]] đại học:
 
Khoa học cây trồng (trong đó có chuyên ngành khoa học cây trồng tiến tiến hợp tác với trường ĐH: UC DAVIS của Mỹ)
 
Chọn giống và nhân giống cây trồng
 
Bảo vệ thực vật
 
Công nghệ Rau, hoa quả và thiết kế cảnh quan
 
Cử nhân Nông nghiệp
 
Dâu tằm và nuôi ong mật
 
Hệ cao đẳng
 
Chuyên ngành khoa học cây trồng
 
Hệ liên thông từ cao đẳng lên đại học
 
Bảo vệ thực vật
 
Khoa học cây trồng
 
Hệ sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ):
 
Kỹ thuật trồng trọt
 
Chọn giống và nhân giống cây trồng
 
Bảo vệ thực vật
 
=== Khoa Công nghệ Thực phẩm ===
Khoa Công nghệ thực phẩm tiền thân là Bộ môn Hóa sinh - Bảo quản chế biến nông sản, đã chính thức đào tạo kỹ sư ngành Bảo quản Chế biến nông sản. Bộ môn năm 1996 được tách ra từ khoa Nông học và là bộ môn trực thuộc nhà trường. Ngày 7 tháng 3 năm 2001, Khoa Công nghệ thực phẩm chính thức được thành.
* '''Lược sử phát triển'''
Khoa Công nghệ thực phẩm đã trải qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển.
 
-        Năm 1996: Bộ môn Hóa sinh - Bảo quản chế biến nông sản được tách ra từ khoa Nông học và là bộ môn trực thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
 
-        Năm 2001: Khoa Công nghệ thực phẩm chính thức được thành lập với 3 bộ môn đầu tiên là Công nghệ Sau thu hoạch, Hóa sinh - Dinh dưỡng và Chế biến Thực phẩm
 
-        Năm 2004: Bổ sung thêm 01 bộ môn và thay đổi tên một số bộ môn khác. Bao gồm: Bộ môn Hoá sinh – Công nghệ sinh học thực phẩm, Bộ môn Công nghệ Sau thu hoạch, Bộ môn Công nghệ Chế biến và Bộ môn Thực phẩm – Dinh dưỡng.
 
-        Năm 2015: Thành lập thêm Bộ môn Quản lý chất lượng và An toàn thực phẩm nhằm hỗ trợ tốt  chuyên ngành đào tạo đại học Quản lý chất lượng và An toàn thực phẩm và ngành đào tạo thạc sĩ chất lượng cao (có liên kết với nước ngoài) về Công nghệ thực phẩm, trong đó tập trung vào kiến thức công nghệ và quản lý thực phẩm theo chuỗi.
 
  Trong mỗi giai đoạn phát triển, khoa đều xây dựng những chiến lược khoa học công nghệ phù hợp với nội lực của mình. Các định hướng này luôn gắn với chuyên ngành đào tạo và với các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng, của đất nước.
 
Đội ngũ cán bộ khoa hiện có 39 người, trong đó có 05 PGS-TS, 10 Tiến sĩ và 17 Thạc sĩ, các giảng viên đều được đào tạo các bậc cao ở các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới như Pháp, Bỉ, Úc, Newzeland, Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản…
* ''' Chức năng nhiệm vụ của khoa'''
-        Đào tạo cử nhân với 2 ngành: (1) Công nghệ Sau thu hoạch, (2) Công nghệ thực phẩm và trong đó có chuyên ngành Quản lý chất lượng và An toàn thực phẩm;
 
-        Đào tạo Thạc sĩ ngành: (1) Công nghệ Sau thu hoạch và (2) Công nghệ thực phẩm
 
-        Nghiên cứu khoa học về bảo quản, chế biến thực phẩm và ứng dụng các kết quả đạt được trong lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản, góp phần tạo ra các sản phẩm mới phục vụ sản xuất nông nghiệp và nền thực phẩm công nghiệp của đất nước.
* ''' Các  ngành đào tạo'''
'''''Hệ đại học:'''''
 
-        Công nghệ thực phẩm
 
-        Công nghệ sau thu hoạch
 
-        Chuyên ngành Quản lý chất lượng và An toàn thực phẩm
 
-        Ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm (tuyển sinh năm 2018)
 
'''''Hệ sau đại học (thạc sĩ)'''''
 
-        Công nghệ thực phẩm (lớp tiêu chuẩn và lớp chất lượng cao)
 
-        Công nghệ sau thu hoạch
 
'''''Hệ tiến sĩ:'''''
 
-        Công nghệ thực phẩm (tuyển sinh năm 2019)
 
===Khoa Quản lý đất đai===
*Hệ đại học
*# Kỹ sư [[Quản lý]] đất đai;
*#Kỹ sư [[Khoa học đất]];
*#Kỹ sư Nông hóa-[[thổ nhưỡng học|thổ nhưỡng]];
*Hệ Sau đại học (thạc sĩ-tiến sĩ);
*#Thạc sĩ Nông hóa;
*#Thạc sĩ Thủy nông-cải tạo đất;
*#Thạc sĩ Quản lý đất đai;
*#Thạc sĩ Khoa học đất;
*#Tiến sĩ [[Nông hoá]];
*#Tiến sĩ Khoa học đất;
*#Tiến sĩ Thuỷ nông cải tạo đất.
 
===Khoa Môi trường===
*Hệ đại học
*#Kỹ sư [[Môi trường]];
*Hệ Sau đại học
*#Thạc sĩ Khoa học môi trường.
 
===Khoa Chăn nuôi===
*Chăn nuôi
 
===Khoa Thú y===
 
Trường Đại học Nông Lâm được thành lập ngày 12 - 10 -1956, theo Nghị định số 53/NL – NĐ của Bộ Nông Lâm, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Có 3 Khoa là: Trồng trọt, Chăn nuôi Thú y và Lâm học tại Văn Điển, xã Quỳnh Đô, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội.
Khoa Chăn nuôi Thú y ban đầu có 5 giáo viên:
 
Bác sĩ Thú y Phạm Khắc Mai, Trưởng Khoa, Điền Văn Hưng, Nguyễn Vĩnh Phước, Nguyễn Xuân Hoạt và Phùng Mạnh Chí.
Đến năm 1960 Học viện Nông Lâm chuyển về Trại Bông xã Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Khoa Chăn nuôi Thú y chiêu sinh 2 ngành đào tạo riêng biệt là Chăn nuôi và Thú y.
 
Ngày 01- 9 -1977, Khoa Chăn nuôi Thú y tách thành 2 khoa Chăn nuôi và Thú y. Khoa Thú y của Trường Đại học Nông nghiệp 1 bao gồm 9 tổ bộ môn và thầy Phạm Gia Ninh được bổ nhiệm làm trưởng Khoa đầu tiên. Cũng năm này Khoa Thú Y bắt đầu đào tạo nghiên cứu sinh.
 
Năm 1984, hai khoa Chăn nuôi và Thú y được sát nhập thành Khoa Chăn nuôi Thú y, với nhiệm vụ đào tạo hai ngành học là Chăn nuôi và Thú y.
 
Năm 2007, Khoa Thú y được tái lập. Đến 2011, đã có hơn 12.000 bác sĩ thú y, kỹ sư chăn nuôi được khoa đào tạo trong đó có 5.430 bác sĩ thú y hệ chính quy, hơn 1.000 người hệ tại chức, 17 bác sĩ thú y cho các nước bạn. Ở tầm khu vực đã có 135 Thú y sĩ và 28 Bác sĩ Thú y, trong đó có khoảng 10 người Căm pu chia và Lào giỏi lý thuyết và thạo tay nghề, đạt tiêu chuẩn Asean và đang tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn.
Khoa Thú y đã và đang có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Australia, Hoa Kỳ, Bỉ, và Pháp.
 
Những cơ quan trong nước liên quan: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Thú y, Viên Thú y, các trung tâm Thú y vùng, chi cục Thú y, Chi cục kiểm dịch, các Trung tâm chuyên môn của Cục Thú y, các Sở Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông, Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học Nông nghiệp khác.
 
*Hệ đại học
*#Bác sĩ thú y
*Hệ sau đại học (thạc sĩ - tiến sĩ)
*#Thú y
 
===Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn===
Khoa Kinh tế và PTNT là một trong những khoa lớn của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, được thành lập năm 1961 với 5 cán bộ trong một tổ bộ môn do KS Phan Trọng Đỉnh là trưởng bộ môn. Năm 1963 sau khi kết hợp với trường HTX Nông nghiệp trung ương, Khoa Kinh tế Nông nghiệp đã chính thức được ra đời với 20 cán bộ, trong đó trình độ cao nhất là đại học với 3 bộ môn truyền thống là Kinh tế nông nghiệp, Tổ chức quản lý xí nghiệp và Thống kế (Thống kê - Kế hoạch - Kế toán). 
 
Trải qua 45 năm phát triển và trưởng thành, hiện này số lượng cán bộ của Khoa đã tăng tới trên 80 người, trong đó có: 3 giáo sư, 6 phó giáo sư, 26 tiến sĩ, 20 thạc sĩ và 25 kỹ sư và cử nhân. Các cán bộ có trình độ trên đại học chủ yếu được đào tạo từ các nước Liên Xô (cũ), Bungaria, CH Séc, CHDC Đức (cũ) và CHLB Đức, Thái Lan, Philipin, Nhật Bản, Úc, Canada.
 
Khoa hiện gồm 6 bộ môn và một trung tâm nghiên cứu, đó là bộ môn: Kinh tế, Kinh tế tài nguyên và môi trường, Phân tích định lượng, Phát triển nông thôn, Kinh tế nông nghiệp & Chính sách, Kế hoạch & Đầu tư và Trung tâm Nghiên cứu-đào tạo quản trị nông nghiệp & PTNT. Thư viện của khoa cũng đã được thành lập năm 1990 với trên một nghìn đầu sách và tạp chí tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nhật phục vụ giáo viên và học sinh trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu.
 
Nhiệm vụ chủ yếu của khoa là đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế và phát triển nông thôn. Từ ngày đầu thành lập cho tới trước đổi mới (1986) khoa chỉ có một chuyên ngành đào tạo đại học là Kinh tế Nông nghiệp nhưng đến nay Khoa đã phát triển chuyên ngành đào tạo nên 5 chuyên ngành là Kinh tế nông nghiệp, Kinh doanh nông nghiệp, Kế toán doanh nghiệp, PTNT& Khuyến nông và Quản trị kinh doanh.
 
Đối với đào tạo sau đại học, đào tạo thạc sĩ các ngành Kinh tế nông nghiệp, Quản lý kinh tế, Phát triển nông thôn và tiến sĩ các ngành Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế phát triển và Quản trị nhân lực. Số lượng sinh viên đã không ngừng tăng lên bao gồm sinh viên chính quy và sinh viên hệ vừa học vừa làm. Tính đến tháng 3/2006 khoa đã đào tạo được khoảng 7500 cử nhân chính quy và hơn 7000 cử nhân hệ tại chức hiện đang đảm nhiệm ở các vị trí công tác trên các ngành và các vùng miền khác nhau trong cả nước. Khoa cũng đã đào tạo được 52 tiến sĩ và 275 thạc sĩ.  Ngoài việc đảm nhận một lượng công việc lớn là giảng dạy, cán bộ Khoa đã tham gia nhiều chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Trường; liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu, các tỉnh thành, địa phương và các cơ quan Trung ương để thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu và chuyển giao, các dự án và chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Khoa có nhiều liên kết với các bộ như Bộ NN&PTNT, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động và thương binh xã hội, các viện nghiên cứu, các sở ở tại các địa phương, các doanh nghiệp và hợp tác xã. Khoa cũng là nơi chủ trì khâu nối các trường đại học chuyên ngành kinh tế nông nghiệp ở các miền Bắc, Trung, Nam tạo ra một mạng luới đào tạo và nghiên cứu khoa học rộng khắp trong cả nước.
 
Trong những năm gần đây khoa còn mở rộng hợp tác với các trường đại học và các tổ chức quốc tế như ĐHTH Kyushu, ĐH Saga, ĐHTH Tokyo (Nhật Bản), ĐHTH Humbold, ĐHTH Hohenheim (Đức), ĐH Vân Nam (Trung Quốc), ĐHTH Chiang Mai (Thái Lan), AIT, ĐHTH Sydney (Úc), ĐH Codorba (Tây Ban Nha), Gembloux (Bỉ), ĐHTH Gia Nghĩa (Đài Loan), các tổ chức quốc tế như IFAD, REI, IRRI, SEARCA, MCC, JICA, GTZ, UNDP, Ford Foundation, AIDA, SPF... thực hiện nhiều dự án và có nhiều đóng góp trong phát triển nông thôn.
 
# Kinh tế
#[[Kinh tế]] Nông nghiệp
# Phát triển nông thôn
 
===Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh===
#[[Kế toán]];
#[[Quản trị kinh doanh]];
#[[Kinh doanh nông nghiệp]];
#[[Quản trị kinh doanh Nông nghiệp tiên tiến]].
 
===Khoa Cơ - Điện===
*Hệ đại học
*#Cơ khí nông nghiệp
*#Cơ khí động lực
*#Cơ khí chế tạo máy
*#Cơ khí bảo quản chế biến
*#Cung cấp và sử dụng điện
*#Tự động hóa
*#Công trình nông thôn (công trình)
*#Công nghiệp nông thôn (công thôn-
*Thạc sĩ
*#Kỹ thuật máy và thiết bị cơ giới hoá Nông-lâm nghiệp
*#Kỹ thuật Ôtô máy kéo
*#Điện khí hoá sản xuất nông nghiệp và nông thôn
*Tiến sĩ
*#Kỹ thuật máy và thiết bị cơ giới hoá nông nghiệp và nông thôn
 
===Khoa Công nghệ sinh học===
Khoa công nghệ sinh học được thành lập ngày 23 tháng 10 năm 2008
*Trình độ đại học:
 
Kỹ sư công nghệ sinh học
 
*Thạc sĩ:
 
Công nghệ sinh học
 
=== Khoa Công nghệ thông tin (FITA) ===
Website thông tin và học liệu mở của khoa: http://fita.hua.edu.vn
 
Khoa thành lập ngày 10/10/2005. Khóa đầu tiên là lớp TH47 nhập học năm 2002, ra trường vào tháng 6/2007.
Hiện nay Khoa có 05 Bộ môn và 01 Trung tâm:
* Bộ môn Công nghệ phần mềm;
* Bộ môn Khoa học máy tính;
* Bộ môn Toán;
* Bộ môn Vật lý;
* Bộ môn Toán - Tin ứng dụng;
* Trung tâm Tính toán và Tích hợp Dữ liệu
Chương trình đào tạo có 2 ngành:
#Kỹ sư tin học
#Kỹ sư quản lý thông tin
 
===Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ===
#Giáo viên Kỹ thuật Nông nghiệp
#Giáo viên ngoại ngữ
 
===Khoa Lý luận Chính trị và Xã hội===
#Cử nhân Xã hội học (Chuyên ngành Xã hội học Nông thôn)
 
==Tặng thưởng==