Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiếng Anh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 2402:9D80:3AB:183E:13B1:231:1F23:A948 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Tuanminh01
Thẻ: Lùi tất cả
hay
Thẻ: Tẩy trống trang (hoặc lượng lớn nội dung) Soạn thảo trực quan
Dòng 67:
|glottorefname=Tiếng Anh chuẩn
}}
'''Tiếng Anh''' .{{Main article|Tiếng Anh cổ}}
'''Tiếng Anh''' ({{lang|en|English}} {{IPAc-en|audio=En-us-English.ogg|ˈ|ɪ|ŋ|ɡ|l|ɪ|ʃ}}) là một [[ngữ chi German Tây|ngôn ngữ German Tây]], được nói từ thời [[Lịch sử nước Anh Anglo-Saxon|sơ kỳ Trung cổ tại Anh]] và nay là ''[[lingua franca]]'' toàn cầu.{{sfn|Crystal|2003a|p=6}}{{sfn|Wardhaugh|2010|p=55}} Từ ''English'' bắt nguồn từ [[người Angle|Angle]], một trong các [[các dân tộc German|bộ tộc German]] đã di cư đến Anh (mà chính từ "Angle" lại đến từ bán đảo [[Angeln|Anglia (Angeln)]] bên [[biển Balt]]). Tiếng Anh có quan hệ gần gũi với [[nhóm ngôn ngữ Frisia|các ngôn ngữ Frisia]], nhưng vốn từ vựng đã được ảnh hưởng đáng kể bởi [[ngữ tộc German|các ngôn ngữ German]] khác, cũng như [[tiếng Latinh]] và [[nhóm ngôn ngữ Rôman|các ngôn ngữ Rôman]], nhất là [[tiếng Pháp]]/[[tiếng Norman|Norman]].<ref name="Wolff">{{cite book |last=Finkenstaedt |first=Thomas |author2=Dieter Wolff |title=Ordered profusion; studies in dictionaries and the English lexicon |publisher=C. Winter |year=1973 |isbn=3-533-02253-6}}</ref>
 
[[Tập tin:Beowulf Cotton MS Vitellius A XV f. 132r.jpg|thumb|Phần mở đầu của sử thi tiếng Anh cổ ''[[Beowulf]]'', được [[thủ bản|viết tay]]:<br />''{{lang|ang|Hƿæt ƿē Gārde/na ingēar dagum þēod cyninga / þrym ge frunon...}}'']]
Tiếng Anh đã phát triển trong quãng thời gian hơn 1.400 năm. Dạng cổ nhất của tiếng Anh – một tập hợp [[nhóm ngôn ngữ Anglo-Frisia|các phương ngữ Anglo-Frisia]] được mang đến [[đảo Anh]] bởi [[người Anglo-Saxon]] vào [[Thế kỷ 5|thế kỷ V]] – được gọi là [[tiếng Anh cổ]]. Thời [[tiếng Anh trung đại]] bắt đầu vào cuối [[Thế kỷ 11|thế kỷ XI]] khi [[Cuộc xâm lược Anh của người Norman|người Norman xâm lược Anh]]; đây là thời kỳ tiếng Anh được ảnh hưởng bởi tiếng Pháp/Norman.{{sfn|Crystal|2003b|p=30}} Thời [[tiếng Anh cận đại]] bắt đầu vào cuối [[Thế kỷ 15|thế kỷ XV]] với sự xuất hiện của [[máy in ép]] ở [[Luân Đôn]] và [[Kinh Thánh Vua James]], và sự khởi đầu của [[Great Vowel Shift]].<ref>{{Chú thích web|tiêu đề=''How English evolved into a global language''|url=http://www.bbc.co.uk/news/magazine-12017753|ngày=20 December 2010|nhà xuất bản=BBC|ngày truy cập=9 August 2015}}</ref> Nhờ ảnh hưởng toàn cầu của [[Đế quốc Anh]], tiếng Anh hiện đại lan rộng ra toàn thế giới trong thời gian từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XX. Nhờ vào các loại hình truyền thông in ấn và điện tử, cũng như việc [[Hoa Kỳ]] nổi lên thành một [[siêu cường]], tiếng Anh trở thành ngôn ngữ dẫn đầu trong giao tiếp quốc tế, là ''lingua franca'' ở nhiều khu vực và ở nhiều phạm vi chuyên biệt như khoa học, hàng hải và luật pháp.{{sfn|The Routes of English|2015}}
 
==tiếng anh là một ngôn ngữ được dùng chung trên toàn quốc tế==
Tiếng Anh là bản ngữ lớn thứ ba trên thế giới, sau [[Quan thoại|Quan thoại]] và [[tiếng Tây Ban Nha]].{{sfn|Ethnologue|2010}} Đây là [[ngôn ngữ thứ hai]] được học nhiều nhất và là ngôn ngữ chính thức của [[Danh sách lãnh thổ nơi tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức|gần 60 quốc gia có chủ quyền]]. [[Ngôn ngữ]] này có số người nói như [[ngôn ngữ thứ hai]] và [[ngoại ngữ]] hơn số người [[bản ngữ]]. Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất ở [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland]], [[Hoa Kỳ]], [[Canada]], [[Úc]], [[Cộng hòa Ireland]] và [[New Zealand]], và được nói rộng rãi ở một số khu vực tại [[Caribe]], châu Phi và Nam Á.{{sfn|Crystal|2003b|pp=108–109}} Đây là [[ngôn ngữ chính thức của Liên Hiệp Quốc|ngôn ngữ đồng chính thức của Liên Hiệp Quốc]], của [[Ngôn ngữ của Liên minh châu Âu|Liên minh châu Âu]] và của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực khác. Đây là ngôn ngữ German phổ biến nhất, chiếm ít nhất 70% số người nói của ngữ tộc này. Khối từ vựng tiếng Anh rất lớn, và việc xác định gần chính xác số từ cũng là điều không thể.{{sfn|HowManyWords|2015}}{{sfn|Algeo|1999}}
 
[[Ngữ pháp tiếng Anh]] hiện đại là kết quả của sự thay đổi dần dần từ một [[ngôn ngữ]] với sự [[biến tố]] [[hình thái (ngôn ngữ học)|hình thái]] đa dạng và [[cấu trúc câu]] tự do, thành một ngôn ngữ mang tính [[ngôn ngữ phân tích|phân tích]] với chỉ một ít biến tố, có cấu trúc [[chủ-động-tân|SVO]] cố định và [[cú pháp (ngôn ngữ học)|cú pháp]] phức tạp.{{sfn|König|1994|page=539}} [[Tiếng Anh hiện đại]] dựa trên [[trợ động từ]] và [[thứ tự từ]] để diễn đạt hệ thống [[thì]], [[thể ngữ pháp|thể]] và [[thức ngữ pháp|thức]], cũng như sự [[dạng bị động|bị động]], [[nghi vấn]] và một số trường hợp [[phủ định]]. Dù có sự khác biệt đáng chú ý về [[các giọng tiếng Anh|giọng]] và [[phương ngữ tiếng Anh|phương ngữ]] theo vùng miền và [[quốc gia]] – ở các mặt [[ngữ âm học|ngữ âm]] và [[âm vị học|âm vị]], cũng như [[từ vựng]], [[ngữ pháp]] và [[chính tả]] – người nói tiếng Anh trên toàn thế giới có thể giao tiếp tương đối dễ dàng.
 
== Phân loại ==
[[File:Germanic Languages Map Europe.png|thumb|[[Ngữ tộc German|Các ngôn ngữ German]] tại châu Âu]]
[[File:Anglo-Frisian distribution map.svg|thumb|left|[[Nhóm ngôn ngữ Anglo-Frisia]]
 
{{legend|#ffa500|Tiếng Anh}}
{{legend|#D2691E|[[Tiếng Scots]]}}
{{legend|#000066|[[Tiếng Tây Frisia]]}}
{{legend|#3366CC|[[Tiếng Bắc Frisia]]}}
{{legend|#66CCFF|[[Tiếng Frisia Saterland]]}}]]
 
Tiếng Anh là một [[ngữ hệ Ấn-Âu|ngôn ngữ Ấn–Âu]], chính xác hơn là thuộc [[ngữ chi German Tây]] của [[ngữ tộc German]].{{sfn|Bammesberger|1992|pp=29–30}} Gần gũi nhất với tiếng Anh là [[nhóm ngôn ngữ Frisia]]; tiếng Anh và các tiếng Frisia cùng nhau tạo nên phân nhóm [[Nhóm ngôn ngữ Anglo-Frisia|Anglo-Frisia]]. [[Tiếng Saxon cổ]] và hậu duệ của nó là [[tiếng Hạ Saxon|tiếng Hạ Saxon (Hạ Đức)]] cũng có quan hệ gần, và đôi khi, tiếng Hạ Saxon, tiếng Anh, và các tiếng Frisia được gộp lại với nhau thành nhóm German biển Bắc.{{sfn|Bammesberger|1992|p=30}} Tiếng Anh hiện đại là hậu thân của [[tiếng Anh trung đại]] và [[tiếng Anh cổ]].{{sfn|Robinson|1992}} Một số phương ngữ của tiếng Anh cổ và trung đại đã phát triển thành một vài [[nhóm ngôn ngữ gốc Anh|ngôn ngữ gốc Anh]] khác, gồm [[tiếng Scots]]{{sfn|Romaine|1982|pp=56–65}} và các phương ngữ [[Phương ngữ Fingal|Fingal]] và [[phương ngữ Forth and Bargy|Forth and Bargy (Yola)]] tại Ireland.{{sfn|Barry|1982|pp=86–87}}
 
Tiếng Anh chia sẻ một số đặc điểm với [[tiếng Hà Lan]], [[tiếng Đức]], và [[tiếng Thụy Điển]].{{sfn|Durrell|2006}} Những đặc điểm này cho thấy chúng xuất phát từ cùng một ngôn ngữ tổ tiên. Một vài điểm chung của các ngôn ngữ German là việc sử dụng [[modal verb]], sự phân động từ thành lớp [[động từ mạnh German|mạnh]] và [[động từ yếu German|yếu]], và những luật biến đổi phụ âm, gọi là [[luật Grimm]] và [[luật Verner]].
 
Tiếng Anh, như hai ngôn ngữ German hải đảo khác là [[tiếng Iceland]] và [[tiếng Faroe]], đã phát triển một cách độc lập với các ngôn ngữ German lục địa. Tiếng Anh do đó không thể thông hiểu với ngôn ngữ nào, do sự khác biệt về [[từ vựng]], [[cú pháp (ngôn ngữ học)|cú pháp]], và [[ngữ âm học]], dù một số, như tiếng Hà Lan, cho thấy nhiều sự tương đồng với tiếng Anh, nhất là ở những dạng cổ.{{sfn|Harbert|2007}}
 
Vì tiếng Anh đã thay đổi đáng kể do ảnh hưởng của các ngôn ngữ khác, nhất là [[tiếng Bắc Âu cổ]] và [[tiếng Pháp|tiếng Pháp Norman]], một số học giả cho rằng tiếng Anh có thể được xem là một [[ngôn ngữ hỗn hợp]] hoặc [[ngôn ngữ creole|creole]] – một giả thuyết gọi là [[giả thuyết creole tiếng Anh trung đại]]. Dù ảnh hưởng to lớn của các ngôn ngữ khác lên từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh là điều hiển nhiên, đa số các chuyên gia không xem tiếng Anh là ngôn ngữ hỗn hợp thực sự.{{sfn|Thomason|Kaufman|1988|pp=264–265}}{{sfn|Watts|2011|loc=Chapter 4}}
[[File:Westgermanic English tree.svg|thumb|upright=1.13|Cây phát sinh cho thấy mối quan hệ giữa các ngôn ngữ German Tây.]]
Theo luật Grimm, những từ gốc German bắt đầu bằng {{IPA|/f/}}, thì các từ cùng gốc (cognate) phi German của chúng sẽ bắt đầu bằng {{IPA|/p/}}. Ngoài ra, tiếng Anh và các tiếng Frisia còn chia sẻ với nhau một vài điểm riêng, như sự [[vòm hóa]] các [[âm ngạc mềm|phụ âm ngạc mềm]] trong [[ngôn ngữ German nguyên thủy]].{{sfn|König|van der Auwera|1994}}
 
* Tiếng Anh ''sing'', ''sang'', ''sung''; tiếng Hà Lan ''zingen'', ''zong'', ''gezongen''; tiếng Đức ''singen'', ''sang'', ''gesungen'' (động từ mạnh)
: Tiếng Anh ''laugh'', ''laughed''; tiếng Hà Lan và Đức ''lachen'', ''lachte'' (động từ yếu)
* Tiếng Anh ''foot'', tiếng Đức ''Fuß'', tiếng Na Uy và Thụy Điển ''fot'', [[tiếng Goth]] ''fōtus'' (âm đầu {{IPA|/f/}} bắt nguồn từ {{PIE|*p}} trong ngôn ngữ Ấn-Âu nguyên thủy, theo luật Grimm)
: [[Tiếng Latinh]] ''pes'', gốc từ ''ped-''; tiếng Hy Lạp hiện đại {{lang|el|πόδι}} ''pódi''; [[tiếng Nga]] {{lang|ru|под}} ''pod''; [[tiếng Phạn]] {{lang|sa|पद्}} ''pád'' ({{PIE|*p}} gốc, thừa hưởng từ ngôn ngữ Ấn-Âu nguyên thủy)
* Tiếng Anh ''cheese'', tiếng Tây Frisia ''tsiis'' (''ch'' và ''ts'' nhờ vòm hóa)
: Tiếng Đức ''Käse'' và tiếng Hà Lan ''kaas'' (''k'' không qua vòm hóa)
 
== Lịch sử ==
{{Main article|Lịch sử tiếng Anh }}
 
=== Tiếng Anh cổ ===
{{Main article|Tiếng Anh cổ}}
 
[[File:Beowulf Cotton MS Vitellius A XV f. 132r.jpg|thumb|Phần mở đầu của sử thi tiếng Anh cổ ''[[Beowulf]]'', được [[thủ bản|viết tay]]:<br />''{{lang|ang|Hƿæt ƿē Gārde/na ingēar dagum þēod cyninga / þrym ge frunon...}}'']]
 
Dạng cổ nhất của tiếng Anh được gọi là tiếng Anh cổ hay tiếng Anglo-Saxon (550–1066). Tiếng Anh cổ phát triển từ một tập hợp các [[nhóm ngôn ngữ German biển Bắc|phương ngữ German biển Bắc]] ban đầu được nói dọc theo vùng duyên hải [[Frisia]], [[Niedersachsen]], [[Jylland]], và Nam [[Thụy Điển]] bởi các bộ tộc German gọi là [[người Angle|Angle]], [[người Saxon|Saxon]], và [[người Jute|Jute]]. Thế kỷ thứ V, người Anglo-Saxon [[Sự định cư của người Anglo-Saxon tại Anh|đến Anh]] và [[Sự kết thúc việc La Mã cai trị Anh|người La Mã rút khỏi đảo Anh]]. Đến thế kỷ thứ VII, ngôn ngữ của người Anglo-Saxon đã chiếm ưu thế trên đảo Anh, thay thế các ngôn ngữ của [[Anh thuộc La Mã]] (43–409): [[tiếng Britton chung]], một [[ngữ tộc Celt|ngôn ngữ Celt]], và [[tiếng Latinh]], được mang đến đảo Anh bởi người La Mã.{{sfn|Collingwood|Myres|1936}}{{sfn|Graddol|Leith|Swann et al.|2007}}{{sfn|Blench|Spriggs|1999}} Hai từ ''England'' và ''English'' (ban đầu là ''Ænglaland'' và ''Ænglisc'') xuất phát từ tên gọi "Angle".{{sfn|Bosworth|Toller|1921}}
 
Tiếng Anh cổ có bốn phương ngữ: hai phương ngữ Angle, [[phương ngữ Mercia|Mercia]] và [[phương ngữ Northumbria|Northumbria]], và hai phương ngữ Saxon, [[phương ngữ Kent (tiếng Anh cổ)|Kent]] và [[phương ngữ Tây Saxon|Tây Saxon]].{{sfn|Campbell|1959|p=4}} Nhờ cải cách giáo dục của [[Alfred Đại đế|Vua Alfred]] vào thế kỷ thứ IX và ảnh hưởng của vương quốc [[Wessex]], phương ngữ Tây Saxon trở thành [[ngôn ngữ chuẩn|dạng ngôn ngữ viết tiêu chuẩn]].{{sfn|Toon|1992|loc=Chapter: Old English Dialects}} [[Sử thi]] ''[[Beowulf]]'' được viết bằng phương ngữ Tây Saxon, còn bài thơ tiếng Anh cổ nhất, ''[[Cædmon's Hymn]]'', được viết bằng phương ngữ Northumbria.{{sfn|Donoghue|2008}} Tiếng Anh hiện đại phát triển từ phương ngữ Mercia, còn [[tiếng Scots]]<ref>Việc thứ tiếng này là [[phương ngữ]] hay [[ngôn ngữ]] còn chưa thống nhất.</ref> phát triển từ phương ngữ Northumbria. Một vài bản khắc ngắn trong thời kỳ đầu tiên của tiếng Anh cổ được viết bằng [[chữ rune Anglo-Saxon|chữ rune]].{{sfn|Gneuss |2013|p=23}} Đến thế kỷ thứ VI, [[bảng chữ cái Latinh]] được chấp nhận và sử dụng. Bảng chữ cái này vẫn còn dấu vết của chữ rune, ở các ký tự ''[[wynn]]'' {{angbr|{{lang|ang|ƿ}}}} và ''[[Thorn (ký tự)|thorn]]'' {{angbr|{{lang|ang|þ}}}}. Ngoài ra, ''[[eth]]'' {{angbr|{{lang|ang|ð}}}}, và ''[[Æ|ash]]'' {{angbr|{{lang|ang|æ}}}} là hai ký tự Latinh được biến đổi.{{sfn|Gneuss |2013|p=23}}{{sfn|Denison|Hogg|2006|pp=30–31}}
 
Tiếng Anh cổ rất khác với tiếng Anh hiện đại và người bản ngữ thế kỷ XXI cũng không thể hiểu được. Ngữ pháp của nó giống với của [[tiếng Đức]] hiện đại, và ngôn ngữ gần với nó nhất là [[tiếng Frisia cổ]]. [[Ngữ pháp tiếng Anh cổ|Danh từ, tính từ, đại từ, và động từ]] đều có nhiều đuôi và dạng biến tố, và thứ tự từ thì tự do hơn nhiều so với tiếng Anh hiện đại. Tiếng Anh hiện đại lưu giữ dạng [[cách ngữ pháp]] của đại từ (''he'', ''him'', ''his'') và một vài đuôi động từ (''I have'', ''he has''), nhưng tiếng Anh cổ thì còn biến tố danh từ dựa trên cách, và động từ biến tố nhiều hơn dựa trên [[ngôi (ngữ pháp)|ngôi]] và [[số (ngữ pháp)|số]].{{sfn|Hogg|1992|loc=Chapter 3. Phonology and Morphology}}{{sfn|Smith|2009}}{{sfn|Trask|Trask|2010}}
 
Đoạn dịch Phúc Âm Mátthêu 8:20 (năm 1000) có thấy các đuôi cách ([[danh cách]] ''NOM'' số nhiều ''PL'', [[đối cách]] ''ACC'' số nhiều, [[sở hữu cách]] ''GEN'' số ít ''SG'') và đuôi động từ ([[thì hiện tại]] ''PRS'' số nhiều):
: ''Foxas habbað holu and heofonan fuglas nest''
: Fox-as habb-að hol-u and heofon-an fugl-as nest-∅
: "Cáo có hang và chim thiên đường có tổ"{{sfn|Lass|2006|pp=46–47}}
 
=== Tiếng Anh trung đại ===
{{Main article|Tiếng Anh trung đại}}
 
Trong thời kỳ thế kỷ VIII-XII, tiếng Anh cổ qua sự [[tiếp xúc ngôn ngữ]] đã chuyển thành [[tiếng Anh trung đại]]. Thời tiếng Anh trung đại thường được xem là bắt đầu từ [[Cuộc xâm lược Anh của người Norman|cuộc xâm lược nước Anh]] của [[William Kẻ chinh phục]] năm 1066.
 
Ban đầu, những làn sóng thực dân hóa của người Norse ở miền bắc quần đảo Anh vào thế kỷ VIII-IX đưa tiếng Anh cổ đến sự tiếp xúc với [[tiếng Bắc Âu cổ]], một [[ngữ chi German Bắc|ngôn ngữ German Bắc]]. Ảnh hưởng của tiếng Bắc Âu cổ mạnh nhất là ở những phương ngữ đông bắc quanh York (khu vực mà [[Danelaw]] được áp dụng), nơi từng là trung tâm của sự thuộc địa hóa; ngày nay những ảnh hưởng này vẫn hiển hiện trong [[tiếng Scots]] và [[tiếng Anh bắc Anh]].
 
Với cuộc xâm lược của người Norman năm 1066, thứ tiếng Anh cổ được "Bắc Âu hóa" giờ lại tiếp xúc với [[tiếng Norman cổ]], một [[nhóm ngôn ngữ Rôman|ngôn ngữ Rôman]] rất gần với [[tiếng Pháp]]. Tiếng Norman tại Anh cuối cùng phát triển thành [[tiếng Anglo-Norman]]. Vì tiếng Norman được nói chủ yếu bởi quý tộc và tầng lớp cao của xã hội, trong khi thường dân tiếp tục nói tiếng Anglo-Saxon, ảnh hưởng tiếng Norman mang đến một lượng lớn từ ngữ liên quan đến chính trị, luật pháp và sự thống trị.{{sfn|Svartvik|Leech|2006|p=39}} Tiếng Anh trung đại lượt bỏ bớt hệ thống biến tố. Sự khác biệt giữa danh cách và đối cách mất đi (trừ ở đại từ), công cụ cách bị loại bỏ, và chức năng của sở hữu cách bị giới hạn. Hệ thống biến tố "quy tắc hóa" nhiều dạng biến tố bất quy tắc,{{sfn|Lass|1992}} và dần dần đơn giản hóa hệ thống [[hợp (ngôn ngữ học)|hợp]], khiến cấu trúc câu kém mềm dẻo đi.{{sfn|Fischer|van der Wurff|2006|pages=111–13}} Trong [[Kinh Thánh Wycliffe]] thập niên 1380, đoạn Phúc Âm Mátthêu 8:20 được viết
 
: ''Foxis han dennes, and briddis of heuene han nestis''<ref>{{Chú thích web| họ = Wycliffe | tên = John | url=http://wesley.nnu.edu/fileadmin/imported_site/wycliffe/wycbible-all.pdf | nhà xuất bản = Wesley NNU | tiêu đề = Bible}}</ref>
 
Ở đây, hậu tố thì hiện tại số nhiều ''-n'' ở động từ ''han'' (nguyên mẫu "haven", gốc từ ''ha-'') hiện diện, nhưng không có cách ngữ pháp nào được thể hiện.
 
Đến thế kỷ XII, tiếng Anh trung đại phát triển hoàn toàn, dung hợp vào mình cả ảnh hưởng của tiếng Bắc Âu cổ và tiếng Norman; và tiếp tục được nói cho tới khoảng năm 1500 thì trở thành tiếng Anh hiện đại. Nền văn học tiếng Anh trung đại có những tác phẩm như ''[[The Canterbury Tales]]'' của [[Geoffrey Chaucer]], và ''[[Le Morte d'Arthur]]'' của [[Thomas Malory|Malory]].
 
=== Tiếng Anh cận đại ===
{{Main article|Tiếng Anh cận đại}}
 
[[File:Great Vowel Shift2a.svg|right|upright=1.36|thumb|Hình minh họa cuộc [[Great Vowel Shift]], cho thấy cách phát âm nguyên âm dài dần thay đổi như thế nào, với các [[nguyên âm đóng]] dài i: và u: biến thành [[nguyên âm đôi]]]]
 
Thời kỳ tiếp theo là tiếng Anh cận đại (Early Modern English, 1500–1700). Thời kỳ tiếng Anh cận đại nổi bật với cuộc [[Great Vowel Shift]] (1350–1700), tiếp tục đơn giản hóa biến tố, và sự chuẩn hóa ngôn ngữ.
 
Great Vowel Shift ảnh hưởng lên những [[nguyên âm dài]] được nhấn. Đây là một sự "biến đổi dây chuyền", tức là một âm được biến đổi làm tác động lên các âm khác nữa. Những [[nguyên âm vừa]] và [[nguyên âm mở]] được nâng lên, và [[nguyên âm đóng]] biến thành [[nguyên âm đôi]]. Ví dụ, từ ''bite'' ban đầu được phát âm giống từ ''beet'' ngày nay, nguyên âm thứ hai trong từ ''about'' được phát âm giống trong từ ''boot'' ngày này. Great Vowel Shift gây nên nhiều sự bất tương đồng trong cách viết, vì tiếng Anh hiện đại duy trì phần nhiều cách viết của tiếng Anh trung đại, và cũng giải thích tại sao, các ký tự nguyên âm trong tiếng Anh lại được phát âm rất khác khi so với những ngôn ngữ khác.{{sfn|Lass|2000}}{{sfn|Görlach|1991|pp=66–70}}
 
Tiếng Anh trở thành [[ngôn ngữ uy tính]] dưới thời [[Henry V của Anh|Henry V]]. Khoảng năm 1430, [[Tòa án Chancery]] tại [[Westminster]] bắt đầu sử dụng tiếng Anh để viết các tài liệu chính thức, và một dạng chuẩn mới, gọi là [[Chancery Standard]], được hình thành dựa trên phương ngữ thành Luân Đôn và [[tiếng Anh Đông Midlands|East Midlands]]. Năm 1476, [[William Caxton]] giới thiệu [[máy in ép]] tới nước Anh và bắt đầu xuất bản những quyển sách đầu tiên, làm lan rộng sự ảnh hưởng của dạng chuẩn mới.{{sfn|Nevalainen|Tieken-Boon van Ostade|2006|pages=274–79}} Những tác phẩm của [[William Shakespeare]] và [[Kinh Thánh Vua James|bản dịch Kinh Thánh]] được ủy quyền bởi [[James VI và I|Vua James I]] đại diện cho nền văn học thời kỳ này. Sau cuộc Vowel Shift, tiếng Anh trung đại vẫn khác biệt với tiếng Anh ngày nay: ví dụ, các [[cụm phụ âm]] {{IPA|/kn ɡn sw/}} trong ''knight'', ''gnat'', và ''sword'' vẫn được phát âm đầy đủ. Những đặc điểm mà độc giả của Shakespeare ngày nay có thể thấy kỳ quặc hay lỗi thời thường đại diện cho những nét đặc trưng của tiếng Anh trung đại.{{sfn|Cercignani|1981}}
 
Trong Kinh Thánh Vua James 1611, viết bằng tiếng Anh cận đại, Mátthêu 8:20:
: ''The Foxes haue holes and the birds of the ayre haue nests''{{sfn|Lass|2006|pp=46–47}}
 
=== Sự lan rộng của tiếng Anh hiện đại ===
 
Tới cuối thế kỷ XVIII, [[Đế quốc Anh]] đã lan rộng tiếng Anh lên hầu khắp các thuộc địa và vùng thống trị. Thương mại, khoa học và kỹ thuật, ngoại giao, nghệ thuật, và giáo dục đều. Tiếng Anh cũng trở thành ngôn ngữ giao tiếp toàn cầu.{{sfn|How English evolved into a global language|2010}}{{sfn|The Routes of English}} Do nước Anh lập nên nhiều thuộc địa, những thuộc địa này lại giành độc lập và phát triển cách nói và viết tiếng Anh riêng. Tiếng Anh hiện diện ở Bắc Mỹ, Ấn Độ, một phần châu Phi, [[Australasia]], và nhiều vùng khác. Thời hậu thuộc địa, những quốc gia mới với nhiều ngôn ngữ bản địa thường chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức để tránh việc một ngôn ngữ bản địa đứng trên những ngôn ngữ khác.{{sfn|Romaine|2006|p=586}}{{sfn|Mufwene|2006|p=614}}{{sfn|Northrup|2013|pp=81–86}} Thế kỷ XX, sự phát triển và tầm ảnh hưởng văn hóa, chính trị của Hoa Kỳ như một [[siêu cường]] sau Thế Chiến thứ II đã tăng tốc việc lan rộng ngôn ngữ này ra toàn cầu.{{sfn|Graddol|2006}}{{sfn|Crystal|2003a}} Đến thế kỷ XXI, tiếng Anh được nói và viết nhiều hơn bất kỳ ngôn ngữ nào trong lịch sử.{{sfn|McCrum|MacNeil|Cran|2003|pp=9–10}}
 
== Phân bố địa lý ==
{{See also|Danh sách lãnh thổ nơi tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức|Danh sách quốc gia theo số người nói tiếng Anh}}
[[File:Map of English native speakers.png|upright=1.16|thumb|Phần trăm số người bản ngữ tiếng Anh.]]
[[File:Percentage of English speakers by country as of 2014.png|upright=1.16|thumb|Phần trăm số người nói tiếng Anh theo quốc gia.
{| border="0" cellspacing="0" cellpadding="0" style="width:100%; background:none;"
|-
|style="vertical-align: top;"|
{{legend|#225500|80–100%}}
{{legend|#44aa00|60–80%}}
|style="vertical-align: top;"|
{{legend|#66ff00|40–60%}}
{{legend|#99ff55|20–40%}}
|style="vertical-align: top;"|
{{legend|#ccffaa|0–20%}}
{{legend|#b9b9b9|Không rõ}}
|}]]
 
Tính đến năm [[2016]], 400 triệu người có [[Ngôn ngữ đầu tiên|ngôn ngữ mẹ đẻ]] là tiếng Anh, và 1,1 tỉ người dùng nó làm ngôn ngữ thứ hai hoặc [[ngoại ngữ]].<ref>{{Chú thích web|tiêu đề=Which countries are best at English as a second language?|url=https://www.weforum.org/agenda/2016/11/which-countries-are-best-at-english-as-a-second-language-4d24c8c8-6cf6-4067-a753-4c82b4bc865b|website=World Economic Forum|ngày truy cập=29 November 2016}}</ref> Tiếng Anh là ngôn ngữ đứng thứ ba về số người bản ngữ, sau [[Quan thoại|tiếng Quan Thoại]] và [[tiếng Tây Ban Nha]].{{sfn|Ethnologue|2010}} Tuy nhiên, khi kết hợp số người bản ngữ và phi bản ngữ, nó có thể, tùy theo ước tính, là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới.{{sfn|McCrum|MacNeil|Cran|2003|pp=9–10}}{{sfn|Crystal|2003a|p=69}}<ref>{{Cite news|url=https://www.ethnologue.com/language/eng|title=English|newspaper=Ethnologue|access-date=2016-10-29}}</ref><ref>{{Cite news|url=https://www.ethnologue.com/language/cmn |title=Chinese, Mandarin |newspaper=Ethnologue |access-date=2016-10-29 |deadurl=yes |archiveurl=https://web.archive.org/web/20160926043620/http://www.ethnologue.com/language/CMN |archivedate=26 September 2016 |df= }}</ref> Tiếng Anh được nói bởi các cộng đồng ở mọi nơi và ở hầu khắp các [[Đảo|hòn đảo]] trên các [[đại dương]].{{sfn|Crystal|2003b|p=106}}
=== Ba vòng tròn quốc gia nói tiếng Anh ===
Braj Kachru phân biệt các quốc gia nơi tiếng Anh được nói bằng mô hình ba vòng tròn.{{sfn|Svartvik|Leech|2006|p=2}} Trong mô hình này, "vòng trong" là quốc gia với các cộng đồng bản ngữ tiếng Anh lớn, "vòng ngoài" là các quốc gia nơi tiếng Anh chỉ là bản ngữ của số ít nhưng được sử dụng rộng rãi trong [[giáo dục]], [[truyền thông]] và các mục đích khác, và "vòng mở rộng" là các quốc gia nơi nhiều người học tiếng Anh. Ba vòng tròn này thay đổi theo thời gian.{{sfn|Kachru|2006|p=196}}
 
[[File:Kachru's three circles of English.svg |thumb|alt=Braj Kachru's Three Circles of English|''Ba vòng tròn tiếng Anh'' của Braj Kachru.]]
Những quốc gia với các cộng đồng bản ngữ lớn gồm [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland]], [[Hoa Kỳ]], [[Úc]], [[Canada]], [[Cộng hòa Ireland]], và [[New Zealand]], những nơi đa phần dân số nói tiếng Anh, và Cộng hòa Nam Phi, nơi một thiểu số đáng kể nói tiếng Anh. Các [[quốc gia]] đông người bản ngữ tiếng Anh nhất là [[Hoa Kỳ]] (ít nhất 231 triệu),{{sfn|Ryan|2013|loc=Table 1}} [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland]] (60 triệu),{{sfn|Office for National Statistics|2013|loc=Key Points}}{{sfn|National Records of Scotland|2013}}{{sfn|Northern Ireland Statistics and Research Agency|2012|loc=Table KS207NI: Main Language}} [[Canada]] (19 triệu),{{sfn|Statistics Canada|2014}} [[Úc]] (ít nhất 17 triệu),{{sfn|Australian Bureau of Statistics|2013}} [[Cộng hòa Nam Phi]] (4,8 triệu),{{sfn|Statistics South Africa|2012|loc=Table 2.5 Population by first language spoken and province (number)}} [[Cộng hòa Ireland]] (4,2 triệu), và [[New Zealand]] (3,7 triệu).{{sfn|Statistics New Zealand|2014}} Ở những quốc gia này, con của những người bản ngữ học tiếng Anh từ cha mẹ, còn người bản địa nói ngôn ngữ khác hay người nhập cư thường học tiếng Anh để giao tiếp với mọi người xung quanh.{{sfn|Bao|2006|p=377}}
 
==Ngữ âm và âm vị học==
{{main article|Âm vị học tiếng Anh}}
 
[[Ngữ âm học|Ngữ âm]] và hệ thống [[âm vị học|âm vị]] tiếng Anh thay đổi theo từng phương ngữ, tuy thường không cản trở việc giao tiếp. Phần này chủ yếu mô tả cách phát âm chuẩn tại [[Vương quốc Liên hiệp]] và [[Hoa Kỳ]]: [[Received Pronunciation]] (RP) và [[General American]] (GA). Những ký tự ngữ âm bên dưới là của [[bảng mẫu tự ngữ âm quốc tế]] (IPA).{{sfn|Carr|Honeybone|2007}}{{sfn|Bermúdez-Otero|McMahon|2006}}{{sfn|MacMahon|2006}}
 
===Phụ âm===
Đa số các phương ngữ tiếng Anh có cùng 24{{nbsp}}phụ âm. Hệ thống phụ âm bên dưới đúng với tiếng Anh Mỹ California,{{sfn|International Phonetic Association|1999|pages=41–42}} và RP.{{sfn|König|1994|page=534}}
 
{| class="wikitable" style="text-align: center"
|-
|+ Âm vị phụ âm
!
! colspan="2" | [[Âm môi|Môi]]
! colspan="2" | [[Âm răng|Răng]]
! colspan="2" | [[Âm chân răng|Chân răng]]
! colspan="2" | [[Âm sau chân răng|Sau<br />chân răng]]
! colspan="2" | [[Âm vòm|Vòm]]
! colspan="2" | [[Âm ngạc mềm|Ngạc mềm]]
! colspan="2" | [[Âm thanh hầu|Thanh hầu]]
|-
! [[Âm mũi|Mũi]]
| style="border-right: 0;" | || style="border-left: 0;" | {{IPAlink|m}}
| colspan="2" |
| style="border-right: 0;" | || style="border-left: 0;" | {{IPAlink|n}}
| colspan="2" |
| colspan="2" |
| style="border-right: 0;" | || style="border-left: 0;" | {{IPAlink|ŋ}}
| colspan="2" |
|-
! [[Âm tắc|Tắc]]
| style="border-right: 0;" | {{IPAlink|p}} || style="border-left: 0;" | {{IPAlink|b}}
| colspan="2" |
| style="border-right: 0;" | {{IPAlink|t}} || style="border-left: 0;" | {{IPAlink|d}}
| colspan="2" |
| colspan="2" |
| style="border-right: 0;" | {{IPAlink|k}} || style="border-left: 0;" | {{IPAlink|ɡ}}
| colspan="2" |
|-
! [[Âm tắc xáT|Tắc xát]]
| colspan="2" |
| colspan="2" |
| colspan="2" |
| style="border-right: 0;" | {{IPAlink|tʃ}} || style="border-left: 0;" | {{IPAlink|dʒ}}
| colspan="2" |
| colspan="2" |
| colspan="2" |
|-
! [[Âm xát|Xát]]
| style="border-right: 0;" | {{IPAlink|f}} || style="border-left: 0;" | {{IPAlink|v}}
| style="border-right: 0;" | {{IPAlink|θ}} || style="border-left: 0;" | {{IPAlink|ð}}
| style="border-right: 0;" | {{IPAlink|s}} || style="border-left: 0;" | {{IPAlink|z}}
| style="border-right: 0;" | {{IPAlink|ʃ}} || style="border-left: 0;" | {{IPAlink|ʒ}}
| colspan="2" |
| colspan="2" |
| style="border-right: 0;" | {{IPAlink|h}} || style="border-left: 0;" |
|-
! [[Âm tiếp cận|Tiếp cận]]
| colspan="2" |
| colspan="2" |
| style="border-right: 0;" | || style="border-left: 0;" | {{IPAlink|l}}
| style="border-right: 0;" | || style="border-left: 0;" | {{IPAlink|ɹ}}*
| style="border-right: 0;" | || style="border-left: 0;" | {{IPAlink|j}}
| style="border-right: 0;" | || style="border-left: 0;" | {{IPA link|w}}
| colspan="2" |
|}
<small><nowiki>*</nowiki> Thường được ghi là {{IPA|/r/}}.</small>
 
Trong bảng trên, khi [[âm cản]] (tắc, tắc xát, và xát) đi theo cặp, như {{IPA|/p b/}}, {{IPA|/tʃ dʒ/}}, và {{IPA|/s z/}}, thì âm đầu là [[fortis và lenis|fortis]] (mạnh) và thứ hai là lenis (yếu). Những phụ âm cản fortis (như {{IPA|/p tʃ s/}}) được phát âm căng về cơ và hơi hơn phụ âm lenis (như {{IPA|/b dʒ z/}}), và luôn luôn [[vô thanh]]. Phụ âm lenis hữu thanh một phần khi ở đầu và cuối từ, và hữu thanh hoàn toàn khi nằm giữa hai nguyên âm. Những âm tắc fortis như {{IPA|/p/}} có thêm vài đặc điểm ngữ âm khác ở đa phần phương ngữ: nó trở thành phụ âm [[phụ âm bật hơi|bật hơi]] {{IPA|[pʰ]}} khi đứng một mình ở đầu một âm tiết được nhấn, không bật hơi ở đa số các trường hợp khác, và thường biến thành âm không thả hơi {{IPA|[p̚ ]}} hay âm thanh hầu hóa trước {{IPA|[ˀp]}} ở cuối âm tiết. Ở từ đơn âm tiết, nguyên âm đứng trước phụ âm tắc fortis được rút ngắn: nên ''nip'' {{IPA|[nɪˑp̬]}} có một nguyên âm ngắn (về mặt ngữ âm, không phải về mặt âm vị) hơn ''nib''.{{sfn|Collins|Mees|2003|pages=47–53}}
* phụ âm tắc lenis: ''bin'' {{IPA|[b̥ɪˑn]}}, ''about'' {{IPA|[əˈbaʊt]}}, ''nib'' {{IPA|[nɪˑb̥]}}
* phụ âm tắc fortis: ''pin'' {{IPA|[ˈpʰɪn]}}, ''spin'' {{IPA|[spɪn]}}, ''happy'' {{IPA|[ˈhæpi]}}, ''nip'' {{IPA|[ˈnɪp̚ ]}} hay {{IPA|[ˈnɪˀp]}}
 
Trong RP, âm tiếp cận cạnh lưỡi chân răng {{IPA|/l/}}, có hai [[tha âm vị|tha âm]]: {{IPA|[l]}} thông thường và "sáng", như trong ''light'' ('nhẹ, ánh sáng'), và {{IPA|[ɫ]}} "tối" và được [[ngạc mềm hóa]], như trong ''full'' ('no, đầy').{{Sfn|Trudgill|Hannah|2008|p=13}} GA dùng ''ɫ'' trong hầu hết trường hợp.{{Sfn|Trudgill|Hannah|2008|p=41}}
* ''l'' thường: RP ''light'' {{IPA|[laɪt]}}
* ''l'' "tối": RP và GA ''full'' {{IPA|[fʊɫ]}}, GA ''light'' {{IPA|[ɫaɪt]}}
 
Tất cả phụ âm tiếp cận ({{IPA|/l, r/}}) và phụ âm mũi ({{IPA|/m, n, ŋ/}}) được vô thanh hóa khi đứng sau một âm cản vô thanh, và được âm tiết hóa khi nằm cuối từ, sau một phụ âm khác.{{sfn|Brinton|Brinton|2010|pages=56–59}}
* vô thanh hóa: ''clay'' {{IPA|[ˈkl̥ɛɪ̯]}} và ''snow'' {{IPA|[ˈsn̥oʊ]}}
* âm tiết hóa: ''paddle'' {{IPA|[pad.l̩]}}, và ''button'' {{IPA|[bʌt.n̩]}}
 
===Nguyên âm===
Sự phát âm nguyên âm biến thiên theo phương ngữ và là một trong các khía cạnh dễ nhận thấy nhất trong giọng của người nói. Bảng dưới là các [[âm vị]] nguyên âm trong Received Pronunciation (RP) và General American (GA), và những từ mà chúng xuất hiện. Âm vị được thể hiện bằng IPA; những từ trong RP là chuẩn trong các từ điển nước Anh.
 
{|
|-
| style="vertical-align: top;" |
{| class="wikitable" style="text-align: center;"
|+ nguyên âm đơn
|-
![[Received Pronunciation|RP]] !! [[General American|GA]] !! từ
|-
| {{IPA link|iː}} || {{IPA|i}} || n'''ee'''d
|-
| colspan="2" | {{IPA link|ɪ}} || b'''i'''d
|-
| {{IPA link|e}} || {{IPA|ɛ}} || b'''e'''d
|-
| colspan="2" | {{IPA link|æ}}|| b'''a'''ck
|}
| style="vertical-align: top;" |
{| class="wikitable" style="text-align: center;"
|+ nguyên âm đơn
|-
![[Received Pronunciation|RP]] !! [[General American|GA]] !! từ
|-
| ({{IPA|ɪ}}) || {{IPA link|ɨ}} || ros'''e'''s
|-
| colspan="2" | {{IPA link|ə}} || comm'''a'''
|-
| {{IPA link|ɜː}} || {{IPA|ɜr}} || b'''ir'''d
|-
| colspan="2" | {{IPA link|ʌ}} || b'''u'''t
|}
| style="vertical-align: top;" |
{| class="wikitable" style="text-align: center;"
|+ nguyên âm đơn
|-
![[Received Pronunciation|RP]] !! [[General American|GA]] !! word
|-
| {{IPA link|uː}} || {{IPA|u}} || f'''oo'''d
|-
| colspan="2" | {{IPA link|ʊ}} || g'''oo'''d
|-
| {{IPA link|ɔː}} || rowspan="2" | {{IPA|ɔ}} || p'''aw'''
|-
| rowspan="2" | {{IPA link|ɒ}} || cl'''o'''th
|-
| rowspan="2" | {{IPA|ɑ}} || b'''o'''x
|-
| {{IPA link|ɑː}} || br'''a'''
|}
| style="vertical-align: top;" |
{| class="wikitable" style="text-align: center;"
|+ nguyên âm đôi
|-
![[Received Pronunciation|RP]] !! [[General American|GA]] !! word
|-
| colspan="2" | {{IPA|eɪ}} || b'''ay'''
|-
| {{IPA|əʊ}} || {{IPA|oʊ}} || r'''oa'''d
|-
| colspan="2" | {{IPA|aɪ}} || cr'''y'''
|-
| colspan="2" | {{IPA|aʊ}} || c'''ow'''
|-
| colspan="2" | {{IPA|ɔɪ}} || b'''oy'''
|}
|}
 
Trong RP, độ dài nguyên âm được phân biệt; nguyên âm dài được đánh dấu {{angbr|{{IPA|ː}}}}, ví dụ, nguyên âm trong ''need'' {{IPA|[niːd]}} khác với trong ''bid'' {{IPA|[bɪd]}}. GA không có nguyên âm dài.
 
==Ngữ pháp==
{{main article|Ngữ pháp tiếng Anh}}
 
Khác với nhiều [[Ngữ hệ Ấn-Âu|ngôn ngữ Ấn-Âu]] khác, tiếng Anh đã gần như loại bỏ hệ thống biến tố dựa trên [[cách ngữ pháp|cách]] để thay bằng cấu trúc [[ngôn ngữ phân tích|phân tích]]. [[Đại từ nhân xưng]] duy trì hệ thống cách hoàn chỉnh hơn những lớp từ khác. Tiếng Anh có bảy lớp từ chính: động từ, danh từ, tính từ, trạng từ, hạn định từ (tức mạo từ), giới từ, và liên từ. Có thể tách đại từ khỏi danh từ, và thêm vào thán từ.{{sfn|Huddleston|Pullum|2002|page=22}} Tiếng Anh có một tập hợp trợ động từ phong phú, như ''have'' (nghĩa đen 'có') và ''do'' ('làm'). Câu nghi vấn có [[do-support]], và [[wh-movement]] (từ hỏi ''wh''- đứng đầu).
 
Một vài đặc điểm tiêu biểu của ngữ tộc German vẫn còn ở tiếng Anh, như những thân từ được biến tố "mạnh" thông qua [[ablaut]] (tức đổi nguyên âm của thân từ, tiêu biểu trong ''speak/spoke'' và ''foot/feet'') và thân từ "yếu" biến tố nhờ [[hậu tố]] (như ''love/loved'', ''hand/hands''). Vết tích của hệ thống cách và [[giống ngữ pháp|giống]] hiện diện trong đại từ (''he/him, who/whom'') và sự biến tố động từ ''to be''.
 
Trong ví dụ sau, cả bảy lớp từ có mặt:{{sfn|Aarts|Haegeman|2006|page=118}}
 
{| style="text-align: center;"
|-
| ''The'' || ''chairman'' || ''of'' || ''the'' || ''committee'' || ''and'' || ''the'' || ''loquacious'' || ''politician'' || ''clashed'' || ''violently'' || ''when'' || ''the'' || ''meeting'' || ''started''
|-
| HĐT. || DT. || GT. || HĐT. || DT. || LT. || HĐT. || TiT. || DT. || ĐT. || TrT. || LT. || HĐT. || DT. || ĐT.
|}
: (''Chủ tịch ủy ban và vị chính khách lắm lời va vào nhau dữ dội khi cuộc họp bắt đầu'')
 
===Danh từ===
[[Danh từ]] dùng biến tố để chỉ số và sự sở hữu. Danh từ mới có thể được tạo ra bằng cách ghép từ (gọi là compound noun). Danh từ được chia ra thành danh từ riêng và danh từ chung. Danh từ cũng được chia thành danh từ cụ thể (như "table" - cái bàn) và danh từ trừu tượng (như "sadness" - nỗi buồn), và về mặt ngữ pháp gồm danh từ đếm được và không đếm được.{{sfn|Payne|Huddleston|2002}}
 
Đa số danh từ đếm được có thể biến tố để thể hiện số nhiều nhờ hậu tố -''s/es'', nhưng một số có dạng số nhiều bất quy tắc. Danh từ không đếm được chỉ có thể "số nhiều hóa" nhờ một danh từ có chức năng như phân loại từ (ví dụ ''one '''loaf''' of bread'', ''two '''loaves''' of bread'').{{sfn|Huddleston|Pullum|2002|page=56–57}}
 
Ví dụ:
 
Cách lập số nhiều thông thường:
: Số ít: ''cat, dog''
: Số nhiều: ''cats, dogs''
 
Cách lập số nhiều bất quy tắc:
: Số ít: ''man, woman, foot, fish, ox, knife, mouse''
: Số nhiều: ''men, women, feet, fish, oxen, knives, mice''
 
Sự sở hữu được thể hiện bằng '' (')s '' (thường gọi là hậu tố sở hữu), hay giới từ ''of''. Về lịch sử (')s được dùng cho danh từ chỉ vật sống, còn ''of'' dùng cho danh từ chỉ vật không sống. Ngày nay sự khác biệt này ít rõ ràng hơn. Về mặt chính tả, hậu tố -s được tách khỏi gốc danh từ bởi dấu [[apostrophe]].
 
Cấu trúc sở hữu:
: Với -s: ''The woman's husband's child''
: Với ''of'': ''The child of the husband of the woman''
: (''Con của chồng của người phụ nữ'')
 
===Động từ===
Động từ tiếng Anh được chia theo [[thì]] và [[thể của động từ|thể]], và [[hợp (ngôn ngữ học)|hợp]] (agreement) với đại từ ngôi số ba số ít. Chỉ động từ ''to be'' vẫn phải hợp với đại từ ngôi thứ nhất và thứ hai số nhiều.{{sfn|König|1994|page=540}} Trợ động từ như ''have'' và ''be'' đi kèm với động từ ở dạng hoàn thành và tiếp diễn. Trợ động từ khác với động từ thường ở chỗ từ ''not'' (chỉ sự phủ định) có thể đi ngay sau chúng (ví dụ, ''have not'' và ''do not''), và chúng có thể đứng đầu trong câu nghi vấn.{{sfn|Huddleston|Pullum|2002|page=51}}{{sfn|König|1994|page=541}}
 
==Chú thích==
{{tham khảo|2}}
 
==Liên kết ngoài==
{{thể loại Commons|English language}}