Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa hiện sinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 113:
=== Nửa đầu thế kỷ XX ===
Trong những thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XX, một số nhà văn và triết gia đã phát triển thêm các ý tưởng của chủ nghĩa hiện sinh. Triết gia người Tây Ban Nha [[:en:Miguel_de_Unamuno_y_Jugo|Miguel de Unamuno y Jugo]] trong cuốn sách xuất bản năm 1913 của ông ''Cảm giác bi thảm của cuộc sống của con người và các quốc gia'' (''The Tragic Sense of Life in Men and Nations),'' tập trung vào cuộc sống "bằng xương bằng thịt" đối lập với cuộc sống của chủ nghĩa duy lý trừu tượng. Unamuno bác bỏ triết học hệ thống để ủng hộ cuộc tìm kiếm đức tin cá nhân. Ông giữ lại cảm giác về sự bi thảm, thậm chí phi lý của cuộc tìm kiếm, đại diện bởi mối quan tâm lâu dài của ông với nhân vật [[Don Quijote|Don Quixote]] của [[Miguel de Cervantes|Cervantes]]. Là một tiểu thuyết gia, một nhà thơ và nhà biên kịch cũng như giáo sư triết học của đại học Salamanca, Unamuno đã viết một truyện ngắn về cuộc khủng hoảng đức tin của một mục sư, ''[[:en:San_Manuel_Bueno,_Mártir|Saint Manuel the Good, Martyr]].'' Truyện này đã được lưu lại trong tuyển tập truyện hư cấu hiện sinh. Một nhà tư tưởng người Tây Ban Nha khác, [[:en:José_Ortega_y_Gasset|Ortega y Gasset]], viết vào năm 1914, rằng sự hiện hữu của con người phải luôn luôn được định nghĩa bởi con người cá nhân kết hợp với hoàn cảnh cụ thể của cuộc đời anh ta: "''Yo soy yo y mi circunstancia''" ("Tôi là chính tôi và hoàn cảnh của tôi"). Sartre cũng như vậy tin rằng sự hiện hữu của con người không phải là một vấn đề trừu tượng mà luôn là một vấn đề mang tính hoàn cảnh (''"en situation"'').
 
Mặc dù [[Martin Buber]] viết những tác phẩm triết học quan trọng nhất của ông bằng tiếng Đức, nghiên cứu và dạy học ở Đại học Berlin và Franfurt, ông đứng ở bên ngoài dòng chính của triết học Đức. Sinh ra trong một gia đình Do thái ở Viên năm 1878, ông cũng là một học giả về văn hóa Do thái và tham gia một số thời điểm vào Do thái giáo [[:en:Zionism|Zionism]] và Do thái giáo [[:en:Hasidic_Judaism|Hasidism]]. Năm 1938, ông chuyển sang định cư ở [[Jerusalem]]. Tác phẩm triết học nổi tiếng nhất của ông là một cuốn sách ngắn mang tên ''Tôi và Thou''(''[[:en:I_and_Thou|I and Thou]]),'' xuất bản năm 1922. Theo Buber, sự thật căn bản của sự tồn tại của con người, mà quá dễ dàng bị bỏ qua bởi chủ nghĩa duy lý khoa học và suy tưởng triết học trừu tượng, là "con người là con người", một cuộc đối thoại được diễn ra trong cái gọi là "không gian ở giữa" (''"sphere of between"-"das Zwischenmenschliche"'').<ref>Maurice S. Friedman, ''Martin Buber. The Life of Dialogue'' (University of Chicago press, 1955, p. 85)</ref>
 
Hai nhà tư tưởng người Nga, [[:en:Lev_Shestov|Lev Shestov]] và [[:en:Nikolai_Berdyaev|Nikolai Berdyaev]], trở nên nổi tiếng là những nhà tư tưởng hiện sinh trong thời kì lưu vong ở Paris sau Cách mạng. Shestov sinh ra trong một gia đình người Ucraina và Do thái ở Kiev, đã tấn công vào chủ nghĩa duy lý và sự hệ thống hóa trong triết học rất sớm từ năm 1905 trong cuống sách cách ngôn của ông ''Mọi điều điều có thể''(''All Things Are Possible).''
 
=== Nửa sau thế kỷ XX ===