Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa hiện sinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 116:
Mặc dù [[Martin Buber]] viết những tác phẩm triết học quan trọng nhất của ông bằng tiếng Đức, nghiên cứu và dạy học ở Đại học Berlin và Franfurt, ông đứng ở bên ngoài dòng chính của triết học Đức. Sinh ra trong một gia đình Do thái ở Viên năm 1878, ông cũng là một học giả về văn hóa Do thái và tham gia một số thời điểm vào Do thái giáo [[:en:Zionism|Zionism]] và Do thái giáo [[:en:Hasidic_Judaism|Hasidism]]. Năm 1938, ông chuyển sang định cư ở [[Jerusalem]]. Tác phẩm triết học nổi tiếng nhất của ông là một cuốn sách ngắn mang tên ''Tôi và Thou''(''[[:en:I_and_Thou|I and Thou]]),'' xuất bản năm 1922. Theo Buber, sự thật căn bản của sự tồn tại của con người, mà quá dễ dàng bị bỏ qua bởi chủ nghĩa duy lý khoa học và suy tưởng triết học trừu tượng, là "con người là con người", một cuộc đối thoại được diễn ra trong cái gọi là "không gian ở giữa" (''"sphere of between"-"das Zwischenmenschliche"'').<ref>Maurice S. Friedman, ''Martin Buber. The Life of Dialogue'' (University of Chicago press, 1955, p. 85)</ref>
 
Hai nhà tư tưởng người Nga, [[:en:Lev_Shestov|Lev Shestov]] và [[:en:Nikolai_Berdyaev|Nikolai Berdyaev]], trở nên nổi tiếng là những nhà tư tưởng hiện sinh trong thời kì lưu vong ở Paris sau Cách mạng. Shestov sinh ra trong một gia đình người Ucraina và Do thái ở Kiev, đã tấn công vào chủ nghĩa duy lý và sự hệ thống hóa trong triết học rất sớm từ năm 1905 trong cuốngcuốn sách cách ngôn của ông ''Mọi điều điều có thể''(''All Things Are Possible).''
 
=== Nửa sau thế kỷ XX ===