Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nội chiến Trung Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 20:
'''Nội chiến Trung Quốc''' ({{zh-tspl|t=國共内戰|s=国共内战|p=guógòng neìzhàn|l='''Quốc-Cộng Nội chiến'''}}), kéo dài từ tháng 4 năm [[1927]] đến tháng 5 năm [[1950]], là một cuộc [[nội chiến]] ở [[Trung Quốc]] giữa [[Trung Quốc Quốc dân Đảng]] và [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]]. Sau thời kỳ hợp tác ban đầu, do những bất đồng sâu sắc về quan niệm phát triển kinh tế - xã hội, những người Cộng sản Trung Quốc cùng nhiều thành viên cũ thuộc [[cánh tả]] của Quốc dân Đảng dần tách ra và hình thành một phe cánh chính trị trong nội bộ Quốc dân Đảng. Cuộc chiến này bắt đầu năm 1927, sau cuộc [[Bắc phạt]], khi phái [[cánh hữu]] của Quốc dân Đảng do [[Tổng tư lệnh]] [[Tưởng Giới Thạch]] dẫn đầu đã thanh trừng những người Cộng sản và cánh tả của Quốc dân Đảng, do những bất đồng sâu sắc đại diện cho sự chia rẽ ý thức hệ giữa Quốc dân Đảng được phương Tây ủng hộ và Đảng Cộng sản do Liên Xô ủng hộ.<ref name="Hutchings">Hutchings, Graham. [2001] (2001). Modern China: A Guide to a Century of Change. Harvard University Press. ISBN 0-674-00658-5.</ref>
 
Cuộc nội chiến bị gián đoạn do cuộc [[Chiến tranh Trung-Nhật]], với việc thành lập liên minh kháng chiến Trung Quốc chống sự xâm lược của Nhật, cho tới khi quân Nhật bị [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|Đồng Minh]] đánh bại vào tháng 8 năm 1945, kết thúc [[Thế chiến thứ hai]], và nội chiến Trung Quốc tiếp tục vào năm 1946. Sau 23 năm chiến tranh, chiến tranh đã chấm dứt không chính thức, Đảng Cộng sản do Mao Trạch Đông lãnh đạo đã kiểm soát [[Trung Hoa đại lục]] (bao gồm cả [[Hải Nam|đảo Hải Nam và Quần đảo Hoàng Sa ]]), thành lập nên nước [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]]; còn phe Quốc dân Đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo tuy thất bại nhưng vẫn nắm giữ các lãnh thổ [[Đài Loan]], [[bành Hồ|quần đảo Bành Hồ]], và nhiều đảo bên ngoài [[Phúc Kiến]]. Cho đến ngày nay, chưa có một hiệp định đình chiến nào đã được hai bên ký kết dù hai bên đã có quan hệ kinh tế chặt chẽ. Chính phủ Đại lục và Đài Loan đều duy trì lập trường rằng họ là chính phủ hợp pháp của toàn bộ Trung Hoa và tiếp tục đấu tranh trên phương diện ngoại giao. Tính đến năm 2017 cuộc chiến vẫn còn duy trì trên phương diện ngoại giao và kinh tế nhưng không có hoạt động quân sự nào.
 
Xét về quân số huy động, đây cũng là cuộc chiến tranh quy mô lớn thứ 2 trong lịch sử, và có rất nhiều điểm giống với cuộc [[Nội chiến Hoa Kỳ]] ([[1861]]-[[1865]]). Bản thân nhiều nhà sử gia đã nói rằng cuộc nội chiến Trung Quốc là "phiên bản sao chép" của nội chiến Hoa Kỳ.<ref name="so">So, Alvin Y. Lin, Nan. Poston, Dudley L. Contributor Professor, So, Alvin Y. [2001] (2001). The Chinese Triangle of Mainland China, Taiwan and Hong Kong. Greenwood Publishing. ISBN 0-313-30869-1.</ref>