Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thư rác (điện tử)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 4:
== Đặc điểm ==
[[Tập tin:Mobile phone spam Vi.jpg|nhỏ|phải|200px|Ví dụ về tin nhắn rác ở Việt Nam.]]
* Người dùng hộp thư có thể có cảm giác bị "tra tấn" bằng các thư điện tử quảng cáo. Các spam thì vô hại nhưng mỗi ngày nhiều người có thể vì các spam mail này mà bị đầy cả hộp thư. Trong năm [[2003]], khi các phần mềm chống spam chưa phổ biến và cỡ của các hộp thư điện tử còn giới hạn thì đã có rất nhiều người dùng email phải nhận cả trăm spam trong một ngày mà chỉ có đúng vài nội dung khác nhau. Tại sao các spam lại lặp đi lặp lại một cái thư quảng cáo cả chục lần cho một hộp thư? Một lý do là các hãng quảng cáo muốn dùng hiệu ứng tâm lý. Khi hình ảnh sản phẩm nào đó cứ đập vào mắt người đọc mãi thì đến lúc cần mua một thứ có chức năng tương tự (hay cùng loại) thì chính hình ảnh thương hiệu của cái spam mail sẽ hiện đến trong óc người đó trước tiên. Lý do khác là kích thích sự tò mò của người dùng email muốn đọc thử một spam xem có nội dung gì bên trong.
* Spam mail không có "độc tính", hiểu theo nghĩa có hại cho máy tính, mà chỉ đôi khi làm người chủ hộp thư khó chịu hoặc đôi khi làm cho các thư từ khác quan trọng hơn thay vì nhận được thì lại bị trả về cho người gửi vì lý do hộp thư người nhận đã quá đầy.
* Tuy nhiên, không thể tránh được các spam mail có nội dung khiêu khích hay lợi dụng. Việc quan trọng nhất của người dùng hộp thư là ''đừng bao giờ trả lời hay xác nhận bất kì gì mà các thư này yêu cầu'' và việc đơn giản là xóa chúng đi.
* Như vậy, thư nhũng lạm có thể xem là một loại [[thư rác]] có mang thêm những tính năng phiền nhiễu đến cho người chủ hộp thư và người tạo ra các thư nhũng lạm đã lợi dụng chức năng của hệ thống [[thư điện tử]] (hay hệ thống [[mạng máy tính|mạng]]) bởi vì chúng được gửi đi với số lượng rất lớn đến nhiều nơi và gửi nhiều lần trong thời gian ngắn.
* Các chi phí chuyển thư, chứa thư và xử lý thư nhũng lạm thuộc về người dùng hay tổ chức cung ứng Webmail. Tuy nhiên cần phân biệt rõ rằng hoàn toàn hơp pháp khi có các email tiếp thị.
* Những người gửi spam thường ngụy tạo những thông tin giả như là tên, địa chỉ, số điện thoại... để đánh lừa các [[Nhà cung cấp dịch vụ Internet|ISP]]. Họ cũng thường dùng số giả hay số ăn cắp của các thẻ tín dụng để chi trả cho các tài khoản. Việc này cho phép họ di chuyển thật nhanh từ một tài khoản này sang tài khoản khác mỗi lần bị phát hiện và bị đóng tài khoản bởi các chủ ISP.
* Người gửi spam cũng có thể đột nhập vào giao thức thư điện tử ([[SMTP]]) để đánh lừa rằng các spam đến từ một địa chỉ email khác.
* Gần đây, tác nhân gửi spam còn dùng cả các loại virus mạng trên hệ thống Windows (như là virus ''Zombie'') nhằm gửi truyền đi các spam.