Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Duy Tân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 8:
[[Tháng bảy|Tháng 7]] năm [[1885]], hưởng ứng [[phong trào Cần Vương|dụ Cần Vương]], Tống Duy Tân được vua [[Hàm Nghi]] phong làm Chánh sứ sơn phòng Thanh Hóa. Sau đó, ông tham gia xây dựng chiến khu [[Ba Đình]].
 
Năm [[1886]], Tống Duy Tân và [[Cao Điển]]<ref>[[Phạm Văn Sơn]] ghi là Cao Điền.</ref> nhận lệnh của thủ lĩnh [[Đinh Công Tráng]] đến Phi Lai (nay thuộc xã [[Hà Lai]], huyện Hà Trung, Thanh Hóa) lập căn cứ, nhằm hỗ trợ cho căn cứ chính là Ba Đình. Ngoài căn cứ Phi Lai trong sự nghiệp chung, Tống Duy Tân còn chuẩn bị lực lượng và căn cứ kháng Pháp ngay tại quê hương mình, đó là căn cứ Hùng Lĩnh, nằm ở vùng thượng nguồn [[sông Mã]] thuộc [[Vĩnh Lộc (định hướng)|Vĩnh Lộc]], [[Thanh Hóa]].
 
Đầu năm [[1887]], đông đảo quân Pháp kéo đến đàn áp dữ dội [[phong trào Cần Vương]] ở tỉnh này. Căn cứ [[Ba Đình]] và căn cứ Mã Cao nối tiếp nhau thất thủ. Sau đó, các thủ lĩnh lần lượt hy sinh ([[Đinh Công Tráng]], [[Nguyên Khê|Nguyễn Khế]], [[Hoàng Bật Đạt]]), tự sát ([[Phạm Bành]], [[Hà Văn Mao]], [[Lê Toại]]), hoặc đi tìm phương kế khác (Trần Xuân Soạn).
Dòng 17:
 
===Tiếp tục công cuộc kháng Pháp===
Đầu năm [[1889]], Tống Duy Tân về đến quê nhà. Sau khi tập hợp lại lực lượng, thì ông trở thành người chỉ huy chính của phong trào kháng Pháp tại Hùng Lĩnh ở thượng nguồn [[sông Mã]] (thuộc huyện [[Vĩnh Lộc (định hướng)|Vĩnh Lộc]], tỉnh [[Thanh Hóa]]).
 
Từ nơi đó, ông cùng hai cộng sự là [[Cao Điển]] và [[Cầm Bá Thước]]<ref>Thông tin Cao Điển và Cầm Bá Thước làm phụ tá Tống Duy Tân chép theo ''Việt sử tân biên'' (sách đã dẫn, tr, 137). Sách ''Lịch sử 11'' thì ghi Tống Duy Tân và Cầm Bá Thước đều là lãnh đạo chính của cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh (tr. 253).</ref> cho quân mở rộng địa bàn hoạt động lên tận vùng hữu ngạn và tả ngạn [[sông Mã]], đến hợp đồng chiến đấu với [[Đề Kiều]]-[[Đốc Ngữ]] ở vùng hạ lưu [[sông Đà]], và với [[Phan Đình Phùng]] ở vùng rừng núi [[Nghệ An]]-[[Hà Tĩnh]].