Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận đồn Mã Cao (1887)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Thông tin liên quan: replaced: 3 cái → ba cái using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
 
Dòng 2:
 
==Thông tin liên quan==
Năm [[1886]], trong cuộc họp quân sự tại làng [[Bồng Trung]] (nay thuộc xã Vĩnh Tân), huyện [[Vĩnh Lộc (định hướng)|Vĩnh Lộc]], tỉnh [[Thanh Hóa]]; các thủ lĩnh [[Phong trào Cần Vương|Cần Vương]] thấy cần phải lập một số đồn quân đóng vai trò hỗ trợ căn cứ chính là Ba Đình (nay thuộc xã Ba Đình, huyện [[Nga Sơn]], tỉnh [[Thanh Hóa]]).
Vì vậy mà sau cuộc họp, [[Trần Xuân Soạn]] đến lập căn cứ ở Quảng Hóa, [[Cao Điển]] đến lập căn cứ ở Phi Lai, [[Hà Văn Mao]] đến lập căn cứ ở Mã Cao (nằm ở phía tây bắc căn cứ chính Ba Đình), mà người dân địa phương quen gọi bằng ba cái tên, đó là đồn ''Mã Cao'' (hay Ma Cao), đồn ''Bản Xưa'', hay đồn ''Quan Tả''.
 
Lúc bấy giờ Mã Cao là một làng nhỏ, có khoảng vài chục hộ nằm cạnh bờ sông Cầu Chày thuộc xã Đa Ngọc, tổng Khoái Lạc (nay là xã [[Yên Giang]], huyện [[Yên Định]], tỉnh [[Thanh Hóa]]). Nơi đây tiếp giáp với 4 huyện và 1 tổng là: [[Vĩnh Lộc (định hướng)|Vĩnh Lộc]] (ở phía bắc), [[Cẩm Thủy]], [[Ngọc Lặc]] (đều ở phía tây), [[Thọ Xuân]], [[Thiệu Hóa]] (đều ở phía nam) và tổng Bái Châu (ở phía đông); thuận lợi cho việc giao thông, liên lạc và cơ động hành quân xuống miền đồng bằng, miền biển hay rút lên miền núi. Ngoài ra, nơi đây còn có sông Bèo, sông Sên bao bọc đã tạo nên hệ thống chiến hào tự nhiên. Và nếu phá cầu Đa Nẫm, thì toàn bộ phía đông, phía nam sẽ không có đường vào Mã Cao <ref name="ReferenceA">Lược theo ''Tống Duy Tân, cuộc đời và thơ văn'', tr. 91.</ref>.
 
Theo một số nhà nghiên cứu, thì ngoài địa thế núi rừng hiểm trở, hệ thống công sự ở đây cũng rất kiên cố, được bố trí rải rác trên địa bàn rộng khoảng 3 [[kilômét|km]]. Có thể nói đây là căn cứ lớn thứ hai sau căn cứ Ba Đình, là nơi rút quân một khi căn cứ Ba Đình bị phá vỡ <ref>Theo ''Đại cương lịch sử Việt Nam'' (Tập 2), tr. 75.</ref>.