Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Câu chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 52:
:-Như lời ông nói, há chẳng phải là khoe khoang quá khiến cho người nghe phải thẹn thùng sao! Vả vị vua ngự trị bây giờ có phải họ [[nhà Hồ|Hồ]] không?
:-Chính phải.
:-Có phải là đã bỏ khu Long Đỗ<ref>Long Đỗ: tức [[Thăng Long]] (tức [[Hà Nội]] ngày nay)</ref> về ở đất An Tôn<ref>An Tôn: tên làng nay thuộc huyện [[Vĩnh Lộc (định hướng)|Vĩnh Lộc]] tỉnh Thanh Hóa. Nhà Hồ cho xây Tây Đô ở đây.</ref> không?
:-Phải.
:-Ta tuy chân không bước đến thị thành, mình không vào đến cung đình, nhưng vẫn thường được nghe tiếng ông vua bây giờ là người thế nào. Ông ấy thường dối trá, tính nhiều tham dục, đem hết sức dân để dựng cung Kim Âu<ref>Kim Âu: cung Kim Âu tức cung Bảo Thanh ở làng Kim Âu. Hồ Quý Ly xây dựng cung điện này tốn kém nên bị đời sau phê phán.</ref>, dốc cạn của kho để mở phố Hoa Nhai; phao phí gấm là, vung vãi châu ngọc, dùng vàng như cỏ rác, tiêu tiền như đất bùn, hình ngục có của đút là xong, quan chức có tiền mua là được, kẻ dâng lời ngay thì giết, kẻ nói điều nịnh thì thưởng; lòng dân động lay, nên đã xảy ra việc quân [[sông Đáy]]<ref>Tháng 8 năm Kiến Tân thứ 2 (1399) đời [[Trần Thiếu Đế]], Nguyễn Nhữ Cái nổi dậy ở vùng sông Đáy chống triều đình, quân đông đến hàng vạn. Sau bị Nguyễn Bằng Cử đánh tan. Nguyễn Bằng Cử người [[Bắc Ninh]], làm đến chức Đông lộ yên phủ sứ đời Trần.</ref> bờ cõi chếch mếch nên đã mất dải đất Cổ Lâu<ref>Cổ lâu: Hồ Quý Ly cắt đất 59 thôn ở khu Cổ Lâu cho nhà Minh. Chưa rõ Cổ Lâu thuộc tỉnh nào.</ref>. Vậy mà các kẻ đình thần trên dưới theo hùa, trước sau nối vết. Duy có Nguyễn Bằng Cử<ref>Nguyễn Bằng Cử: xem chú thích bên trên (sông Đáy).</ref> có lượng nhưng chậm chạp, Hoàng Hối Khanh<ref>Hoàng Hối Khanh: đậu Thái học sinh đời Trần, sau làm quan với nhà Hồ.</ref> có học nhưng lờ mờ, Lê Cảnh Kỳ<ref>Lê Cảnh Kỳ: trước làm quan với nhà Trần, sau làm quan cho nhà Hồ đến chức Hành khiển.</ref> giỏi mưu tính nhưng không quyết đoán, Lưu Thúc Kiệm<ref>Lưu Thúc Kiệm: đậu đầu khoa Thái học sinh cuối đời Trần</ref> quân tử nhưng chưa được là bậc nhân; còn ngoài ra phi là đồ tham tiền thì là đồ nát rượu; phi là đồ chỉ lấy yên vui làm thích thì là tuồng lấy thế vị mà khuynh loát nhau; chứ chưa thấy ai biết những kế lạ mưu sâu để lo tính cho dân chúng cả. Nay ta đương náu vết ở chốn núi rừng, lo lảng tránh đi chẳng được, há lại còn xắn áo mà lội nữa ư? <ref>Lấy ý trong câu nói của Vi Trung, ẩn sĩ [[nhà Tấn|đời Tấn]]. Trương Hoa mời Vi Trung ra làm quan, ông nói: "Ta còn đương lo con sóng rớt ở cái vực sâu kia tràn đến, há lại còn xắn áo mà lội nữa ư?"</ref> Xin ông vui lòng trở về, làm ơn từ chối hộ kẻ cư sĩ này. Ta không thể đem hòn ngọc Côn Sơn cho nó cùng cháy trong ngọn lửa Côn Sơn được<ref>Chữ ở thiên Thuấn điển trong [[Kinh Thư]]: "Hỏa viêm Côn sơn, ngọc thạch câu phần", nghĩa là: "Lửa đốt núi Côn, ngọc đá đều cháy" (Núi Côn Sơn có tiếng sản sinh ra ngọc quý. Dẫn ra điển này ý nói theo nhà Hồ rồi sẽ bị khốn đốn cùng nhà Hồ).</ref>.