Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo dục tại Thanh Hóa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tham khảo: clean up, replaced: {{Sơ khai Việt Nam}} → {{sơ khai Thanh Hóa‎}} using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
Tại Thanh Hóa có nhiều người là người mở đầu hay tiêu biểu cho nền học thuật nước nhà như nhà sử học [[Lê Văn Hưu]], [[Hồ Quý Ly]] là người có nhận thức mới về [[Nho giáo]], [[Lương Đắc Bằng]], [[Đào Duy Từ]] là nhà quân sự đồng thời cũng là nhà nghệ thuật, [[Nguyễn Hữu Hào]] mở đầu cho dòng truyện Nôm ở Việt Nam, [[Nguyễn Thu]], [[Ngô Cao Lãng]]... là những nhà nghiên cứu dày công, có nhiều tác phẩm đồ sộ về cả sử học, địa lý.
===Việc dựng bia===
Từ xa xưa để ghi nhớ việc học đồng thời cũng là khuyến khích việc học của nhân dân tại một số nơi nhân dân đã dùng bia ghi tên tuổi những người đỗ đạt như ở xã Thịnh Mỹ huyện [[Thọ Xuân]] ghi tên 40 người đỗ đạt nơi đây hay như ở huyện [[Đông Sơn, Thanh Hóa|Đông Sơn]] có bia Đông Sơn huyện văn chỉ bia ký ghi lại tên 446 tiến sĩ, phó bảng trong suốt 27 khoa thi từ năm 1247 đến năm 1844 do do tổng đốc Vương Duy Trinh soạn năm 1904. Loại văn bia, văn chỉ ghi chép những người đỗ đạt, đề cao sự học này không phải chỉ có ở Đông Sơn, Thọ Xuân, Hoằng Hóa mà có ở khắp nơi. Chẳng hạn như bia ở làng Bồng Thượng ở huyện [[Vĩnh Lộc (định hướng)|Vĩnh Lộc]] dựng năm 1856, bia ở làng Ngọc Dà xã Thọ Dân huyện [[Triệu Sơn]] dựng năm 1878. Lại có những tấm bia ghi riêng về thành tích học tập của một dòng họ như họ Trịnh ở Làng Hổ Bái huyện [[Yên Định]], có tiến sĩ Trịnh Cảnh Thủy; họ Lê ở Cổ Đôi huyện [[Nông Cống]] có tiến sĩ Lê Nghĩa Trạch.... có cả loại bia để tôn vinh riêng một vị đại khoa như bia Mai học sĩ từ đường ký ở Thạch Giản huyện [[Nga Sơn]], bia này ghi thân thế và hành trạng của [[Thám hoa]] Mai Anh Tuấn.
 
==Thời Pháp thuộc==